ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH NGHỆ AN

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ 1 NGHỆ AN

Địa chỉ: Số nhà 44, đường Ngư Hải, phường Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; Chi nhánh tại T.P. Hồ Chí Minh: số 10 Lê Bình, P4, Q.Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: 0238 386 3939 - 091 234 1585

Logo
Luật tố tụng hình sự mới ra đời có những điểm mới nào ?
News Post10:14 18/12/2017
Điểm mới trong bộ luật tố tụng hình sự 2015 - Sự thay đổi tích cực trong lĩnh vực Tư pháp

I. SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003

1. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương cải cách tư pháp như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 26/5/2005, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, XI của Đảng. Các nghị quyết của Đảng nhấn mạnh: Cải cách mạnh mẽ thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp; đồng thời, yêu cầu cải cách nhiều nội dung cụ thể khác của tố tụng hình sự. Đây là những định hướng quan trọng, chỉ đạo việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS).

2. Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng ta về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bổ sung nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ, bổ sung và làm rõ hơn nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng Hiến định. Những sửa đổi, bổ sung này đòi hỏi phải được cụ thể hóa trong BLTTHS (sửa đổi).

3. Tổng kết thực tiễn hơn 10 năm thi hành đã khẳng định vai trò quan trọng của BLTTHS năm 2003 trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Mặc dù vậy, thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 cũng bộc lộ những vướng mắc, bất cập, chủ yếu là: (1) Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng có những nội dung chưa phù hợp nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động; điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán là những người trực tiếp giải quyết vụ án nhưng chỉ được giao những thẩm quyền rất hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ giải quyết vụ án; (2) Còn thiếu một số quyền quan trọng bảo đảm cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa, gỡ tội; (3) Quy định về căn cứ tạm giam còn định tính đang là nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng tạm giam trong thực tiễn; quy định về một số biện pháp cưỡng chế tố tụng còn chưa đầy đủ và cụ thể, thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm trong trường hợp người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; (4) Quy định về chứng cứ còn bất cập, chưa phù hợp với diễn biến tình hình tội phạm, chưa thể hiện được yêu cầu tranh tụng đã trở thành nguyên tắc Hiến định và chưa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, chủ yếu vẫn chỉ ghi nhận những nguồn chứng cứ truyền thống, chưa công nhận là chứng cứ đối với các dữ liệu điện tử được thu thập từ mạng in-tơ-nét, từ các thiết bị điện tử; (5) Chế định thời hạn tố tụng chưa thật hợp lý, vẫn còn những hoạt động tố tụng chưa bị ràng buộc bởi thời hạn; thời hạn tạm giam còn dài; một số thời hạn quá chặt chẽ nên thiếu tính khả thi; (6) Bộ luật hiện hành mới chỉ quy định thủ tục áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội, chưa quy định thủ tục cho người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng; thiếu các biện pháp bảo vệ người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác; (7) Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm thiếu chặt chẽ đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kháng nghị giám đốc thẩm còn nhiều như hiện nay.

4. Thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến tố tụng hình sự như: Luật tổ chức VKSND, Luật tổ chức TAND, Luật luật sư, Luật trợ giúp pháp lý, Luật thi hành án hình sự… Quá trình xây dựng Dự án BLTTHS phải quán triệt đầy đủ nội dung mới trong các đạo luật nêu trên để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

5. Chủ động hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của Việt Nam. Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế và trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đồng thời, trong quan hệ hợp tác song phương với các quốc gia, đã đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù với các nước trên thế giới. Trong khi đó, nhiều quy định của BLTTHS hiện hành mới dừng ở những quy định chung; chưa quy định rõ về giá trị của các nguồn tư liệu có được thông qua hoạt động tương trợ tư pháp hình sự; thiếu các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm thực hiện tốt các cam kết quốc tế.

Từ những lý do trình bày trên, việc sửa đổi BLTTHS là khách quan và cần thiết.

II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG DỰ ÁN BLTTHS

1. Mục tiêu

Xây dựng BLTTHS (sửa đổi) thực sự khoa học, tiến bộ và có tính khả thi cao; là công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi tội phạm, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định.

2. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Dự án BLTTHS

Thứ nhất, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.

Thứ hai, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; cụ thể hóa các trình tự, thủ tục tố tụng, xác định đầy đủ quyền và trách nhiệm luật định, hạn chế tối đa các quy định chung chung, phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ ba, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, dự án BLTTHS tiếp tục kế thừa những quy định còn phù hợp, khắc phục căn bản những vướng mắc, bất cập đặt ra.

Thứ tư, khẳng định tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm của mô hình tố tụng thẩm vấn; đồng thời, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.

Thứ năm, bảo đảm thống nhất với các luật mới được Quốc hội ban hành; nắm bắt các định hướng lớn trong các dự án luật liên quan đang được soạn thảo; nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến tố tụng hình sự mà Việt Nam là thành viên.

III. PHẠM VI SỬA ĐỔI VÀ BỐ CỤC CỦA BỘ LUẬT

Để thực hiện mục tiêu và quán triệt các quan điểm chỉ đạo nêu trên, phạm vi sửa đổi BLTTHS lần này được xác định là sửa đổi căn bản, toàn diện. Trên cơ sở đó, Bộ luật gồm 510 điều, được bố cục thành 9 phần, 36 chương, trong đó, bổ sung mới 176 điều, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều. Kết cấu của Bộ luật được thiết kế khoa học hơn, theo trình tự tố tụng từ khởi tố đến điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và gắn với các chủ thể tiến hành tố tụng ở mỗi giai đoạn. Cụ thể như sau:

- Phần thứ nhất: Những quy định chung của BLTTHS.

- Phần thứ hai: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

- Phần thứ ba: Truy tố.

- Phần thứ tư: Xét xử vụ án hình sự.

- Phần thứ năm: Thi hành bản án và quyết định của Tòa án.

- Phần thứ sáu: Thủ tục xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

- Phần thứ bảy: Thủ tục đặc biệt.

- Phần thứ tám: Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

- Phần thứ chín: Điều khoản thi hành.

IV. SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG TỔ CHỨC TẬP HUẤN

Bộ LTTHS năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Nhưng đã lùi hiệu lực thi hành theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 vì liên quan đến một số nội dung của BLHS năm 2015.

Sau khi BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung, theo Nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017, thì kể từ ngày 01/01/2018, Bộ LTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành cùng với các đạo luật khác có liên quan.

Thực hiện kế hoạch của Viện KSND tối cao về công tác tập huấn các đạo luật mới (trong đó có BLTTHS năm 2015) cho cán bộ, KSV nhằm áp dụng và thực hiện công tác kiểm sát đảm bảo thống nhất, chính xác. Trên cơ sở nội dung chuyên đề tập huấn của VKSND tối cao, VKSND tỉnh tiếp tục tổng hợp để phổ biến, tập huấn về các nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ LTTHS năm 2015 như sau:

Phần thứ nhất: Những quy định chung.

1. Những nguyên tắc cơ bản (Chương II).

* BLTTHS năm 2003: Quy định hệ thống các nguyên tắc cơ bản tại Chương 2 gồm 30 nguyên tắc (từ điều 3 đến điều 32). Tổng kết thực tiễn thi hành BLTTHS hiện hành cho thấy nhiều quy định không mang tính nguyên tắc mà chỉ là trình tự, thủ tục tố tụng; thiếu một số nguyên tắc nhất là những nguyên tắc có ý nghĩa đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân…

* BLTTHS năm 2015: Nhằm đảm bảo các quy định về nguyên tắc cơ bản đúng nghĩa là những tư tưởng chỉ đạo đối với việc xây dựng và thực hiện BLTTHS, tạo cơ sở cho việc hình thành những chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ 30 nguyên tắc hiện hành, Bộ luật TTHS năm 2015 đã bổ sung một số nguyên tắc mới nhằm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đồng thời loại bỏ những quy định không mang tính nguyên tắc, cụ thể:

- Bổ sung 05 nguyên tắc mới, gồm: suy đoán vô tội (Điều 13); không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14); tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra (Điều 19); tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 26); kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự (Điều 33).

- Đưa một số quy định không mang tính nguyên tắc mà chỉ có tính chất là thủ tục hoặc là trách nhiệm của các cơ quan để quy định trong các chương khác tương ứng của BLTTHS nhằm bảo đảm tính khoa học, chặt chẽ của hệ thống các nguyên tắc cơ bản. Ví dụ: Giám đốc việc xét xử; trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng…

- Sửa đổi một số nguyên tắc tại các Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Chương III)

2.1. Phạm vi điều chỉnh và tên chương

* BLTTHS năm 2003 (chương III): Chỉ quy định về cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án); người tiến hành tố tụng (Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án). Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định duy nhất tại Điều 111 nhưng thiếu các quy định về thẩm quyền của cấp trưởng, cấp phó các cơ quan này.

* BLTTHS năm 2015: Mở rộng phạm vi điều chỉnh của chương này theo hướng không chỉ điều chỉnh đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, mà còn điều chỉnh cả cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trên cơ sở đó, điều chỉnh tên chương thành: “Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.

2.2. Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính tư pháp với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp (các điều 36, 39, 40, 41 và 44)

* BLTTHS năm 2003: Quy định khi được phân công giải quyết vụ án, cấp phó các cơ quan tố tụng chỉ có thẩm quyền tố tụng, không có thẩm quyền hành chính tư pháp. Thẩm quyền hành chính tư pháp chỉ thuộc cấp trưởng hoặc một cấp phó được ủy quyền khi cấp trưởng vắng mặt.

* BLTTHS năm 2015, quy định rõ: (1) Trong lĩnh vực được phân công phụ trách, cấp phó không chỉ được giao thẩm quyền tiến hành tố tụng mà còn được giao thẩm quyền quản lý hành chính tư pháp; (2) Những thẩm quyền có tính chất quyết định việc “đóng, mở” một giai đoạn tố tụng, những thẩm quyền liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân thì giao cho Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định; những thẩm quyền có tính chất phát hiện hoặc làm sáng tỏ sự thật vụ án giao cho Điều tra viên, Kiểm sát viên trực tiếp quyết định.

2.3. Tăng quyền, tăng trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán (các điều 37, 42 và 45)

* BLTTHS năm 2003: Điều tra viên, Kiểm sát viên là những người trực tiếp giải quyết vụ án nhưng chỉ được giao một số ít các thẩm quyền tố tụng và chủ yếu là những thẩm quyền có tính chất thi hành lệnh, quyết định của thủ trưởng các cơ quan tố tụng.

* BLTTHS năm 2015:

+ Tăng cho Điều tra viên các thẩm quyền: (1) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; (2) Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; (3) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ; quyết định dẫn giải người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; (4) Quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; (5) Quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; (6) Thi hành lệnh phong tỏa tài khoản (Điều 37).

+ Tăng cho Kiểm sát viên các thẩm quyền: (1) Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; (2) Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; (3) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; (4) Bắt buộc có mặt khi Cơ quan điều tra tiến hành đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét; (5) Yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can; (6) Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, bị hại; (7) Quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 42).

+ Tăng cho Thẩm phán các thẩm quyền: (1) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; (2) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản; (3) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; (4) Yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; (5) Quyết định việc thu thập, bổ sung chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (Điều 45).

2.4. Mở rộng diện người tiến hành tố tụng (các điều 34, 38, 43 và 48)

* BLTTHS năm 2003: Diện người tiến hành tố tụng gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung diện người tiến hành tố tụng gồm: Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên và quy định cụ thể nhiệm vụ của họ khi được phân công giúp việc cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Chánh án Tòa án.

2.5. Bổ sung cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 và Điều 39)

* BLTTHS năm 2003: Quy định cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, các cơ quan khác thuộc Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung cơ quan Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Đồng thời, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng, cấp phó, Cán bộ điều tra của lực lượng Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

2.6. Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 39 và Điều 40)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định nội dung này. Tại Điều 111 chỉ quy định khái quát, có tính nguyên tắc: Các cơ quan này phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục đối với hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung hai điều luật mới nhằm quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

3. Người tham gia tố tụng (Chương IV).

3.1. Mở rộng diện người tham gia tố tụng (Điều 55).

* BLTTHS năm 2003: Quy định những người tham gia tố tụng gồm: người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; người bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người giám định; người phiên dịch.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung 09 diện người tham gia tố tụng, gồm: (1) Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; (2) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; (3) Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; (4) Người bị bắt; (5) Người chứng kiến; (6) Người định giá tài sản; (7) Người dịch thuật; (8) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; (9) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội. Đồng thời, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng.

- Ghi chú: Trong 09 diện người nêu trên, có những người đã được quy định trong BLTTHS năm 2003, nhưng chỉ quy định ở các thủ tục tố tụng cụ thể nhưng thiếu quy định về quyền, nghĩa vụ của họ; có những người được bổ sung mới (như: người dịch thuật; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội) nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của người tham gia tố tụng hoặc đáp ứng sự thay đổi của Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung chế định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.

3.2. Bổ sung quyền và quy định rõ hơn nghĩa vụ của người bị buộc tội (các điều 58, 59, 60 và 61)

* BLTTHS năm 2003: Quy định quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng chưa đầy đủ.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo một số quyền sau đây: (1) Được nhận các quyết định tố tụng liên quan đến mình; (2) Đưa ra chứng cứ; (3) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (4) Có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; (5) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, người dịch thuật; (6) Bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra theo quy định của Bộ luật này khi có yêu cầu; (7) Bị cáo có quyền trực tiếp hỏi những người tham gia tố tụng nếu được Chủ tọa phiên tòa đồng ý; (8) Một số quyền khác. Đồng thời, quy định rõ hơn nghĩa vụ của người bị buộc tội phải chấp hành các quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền.

3.3. Xác định đầy đủ diện của bị hại, bổ sung quyền và quy định rõ hơn nghĩa vụ của họ (Điều 62)

* BLTTHS năm 2003: Người bị hại chỉ là cá nhân.

* BLTTHS năm 2015: Bị hại gồm cá nhân bị thiệt hại và tổ chức bị thiệt hại. Đồng thời, bổ sung cho bị hại và người đại diện của họ các quyền: (1) Được cơ quan tố tụng thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của họ; (2) Đưa ra chứng cứ; (3) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (4) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá, người dịch thuật; (5) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người tham gia phiên tòa và một số quyền khác. Quy định rõ hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của người bị hại: (1) Nghĩa vụ chấp hành các quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền; (2) Trường hợp cố ý vắng mặt hoặc có hành vi gây khó khăn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải.

3.4. Bổ sung quyền và quy định rõ hơn nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (các điều 63, 64 và 65)

* BLTTHS năm 2003: Có quy định nhưng chưa đầy đủ.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung một số quyền như: (1) Đưa ra chứng cứ; (2) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (3) Yêu cầu giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, người dịch thuật; (4) DĐược thông báo kết quả giải quyết vụ án; (5) Đề nghị chủ tọa hỏi những người tham gia phiên tòa; (6) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Và một số quyền khác. Đồng thời, quy định rõ hơn nghĩa vụ của những chủ thể này phải chấp hành các quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền.

3.5. Sửa đổi các quy định liên quan đến người làm chứng (Điều 66)

* BLTTHS năm 2003: Trong giai đoạn xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, chưa phát sinh tư cách người làm chứng.

* BLTTHS năm 2015: Quy định thời điểm người làm chứng tham gia tố tụng sớm hơn, kể từ khi cơ quan có thẩm quyền xác minh các nguồn tin về tội phạm. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập phải tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.

4. Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Chương V)

4.1. Mở rộng diện người được bảm đảm quyền bào chữa (Điều 72)

* BLTTHS năm 2003: Quy định 03 diện người có quyền được bào chữa gồm: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt cũng được bảo đảm quyền bào chữa.

4.2. Mở rộng diện người bào chữa (Điều 72)

* BLTTHS năm 2003: quy định 03 diện người bào chữa gồm: luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.

* BLTTHS năm 2015: bổ sung diện người bào chữa là Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa miễn phí cho các đối tượng thuộc diện chính sách.

4.3. Đổi mới quy định về cấp đăng ký bào chữa (78)

* BLTTHS năm 2003: Quy định để được tham gia bào chữa trong vụ án, người bào chữa phải được cấp giấy đăng chứng nhận người bào chữa.

* BLTTHS năm 2015: Thay quy định cấp giấy chứng nhận người bào chữa bằng thủ tục đăng ký bào chữa. Theo đó, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo luật định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm: kiểm tra giấy tờ do người bào chữa cung cấp, nếu thấy đủ điều kiện luật định thì vào sổ đăng ký bào chữa và gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký và cơ sở giam giữ. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tố tụng.

4.4. Bổ sung một số quyền và cơ chế bảo đảm người bào chữa thực hiện tốt các quyền luật định (Điều 73)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa đầy đủ.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung một số quyền của người bào chữa, gồm: (1) Quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt; Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can thay vì chỉ được hỏi khi cơ quan tiến hành tố tụng đồng ý như hiện nay; (2) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; (3) Thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (4) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; (5) Đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Đồng thời, bổ sung nghĩa vụ của người bào chữa phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; không được tiết lộ thông tin mà mình biết được khi tham gia các hoạt động tố tụng liên quan đến vụ án hoặc liên quan đến người mà mình bào chữa cho những người không có trách nhiệm giải quyết vụ án. Ngoài ra, cũng bổ sung các cơ chế để người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa như: Quy định trách nhiệm của các cơ quan tố tụng phải thông báo trước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia; Quy định cụ thể thủ tục gặp người bị buộc tội đang bị bắt, tạm giữ, tạm giam, thủ tục giao nộp chứng cứ, thủ tục đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.

4.5. Quy định cụ thể thủ tục mời, cử người bào chữa (Điều 75)

* BLTTHS năm 2003: Quy định chưa đầy đủ về thủ tục mời, cử người bào chữa; không cho phép người thân thích của người bị buộc tội có quyền mời người bào chữa.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung người thân thích của người bị buộc tội có quyền mời người bào chữa. Đồng thời, quy định cụ thể thủ tục và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị tạm giữ, tạm giam khi tiếp nhận được yêu cầu nhờ người bào từ người buộc tội phải chuyển yêu cầu này hoặc thông báo cho người bào chữa được họ nhờ biết; có trách nhiệm tạo điều kiện cho người bào chữa liên hệ với người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam để thỏa thuận về việc nhờ bào chữa.

4.6. Mở rộng các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa (Điều 76)

* BLTTHS năm 2003: Quy định bắt buộc mời người bào chữa cho bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình.

* BLTTHS năm 2015: Quy định bắt buộc mời người bào chữa cho bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là 20 năm, tù chung thân, tử hình;

4.7. Bổ sung các quy định về những trường hợp không được làm người bào chữa (Điều 73)

* BLTTHS năm 2003: Có quy định nhưng chưa đầy đủ.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung những đối tượng không được làm người bào chữa, gồm: (1) Nếu đã tham gia vụ án đó với tư cách là người dịch thuật; (2) Là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4.8. Quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn (Điều 72)

* BLTTHS năm 2003: quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định tạm giữ.

* BLTTHS năm 2015: quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn, kể từ khi có người bị bắt.

4.9. Về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự (Điều 83 và Điều 84)

* BLTTHS năm 2003: Chưa quy định về người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

* BLTTHS năm 2015: Xây dựng hai điều luật (Điều 83 và Điều 84) quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này với những bổ sung quan trọng như: (1) Quy định ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố đã có quyền có người bảo vệ quyền lợi; (2) Quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (3) Yêu cầu giám định, định giá tài sản; (4) Quyền tham gia các hoạt động tố tụng để bảo vệ người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự và một số quyền khác.

5. Chứng minh và chứng cứ (Chương VI)

5.1. Điều chỉnh khái niệm về chứng cứ (Điều 86)

* BLTTHS năm 2003: Chỉ cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền thu thập chứng cứ.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung người bị buộc tội, người bào chữa và một số người tham gia tố tụng khác cũng có quyền thu thập hoặc cung cấp chứng cứ.

5.3. Bổ sung một số nguồn chứng cứ và quy định về loại trừ chứng cứ (Điều 87)

* BLTTHS năm 2003: Nguồn chứng cứ gồm: vật chứng; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung nguồn chứng cứ gồm: (1) Dữ liệu điện tử; (2) Kết luận định giá tài sản; (3) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác trong đấu tranh chống tội phạm. Ngoài ra, còn bổ sung quy định về loại trừ chứng cứ, theo đó: “Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự”.

5.4. Quy định cụ thể về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử và việc thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 99 và Điều 107)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể về dữ liệu điện tử với tính cách là một loại nguồn chứng cứ như: khái niệm về dữ liệu điện tử; các nguồn chứa dữ liệu điện tử; yêu cầu về giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử; trình tự, thủ tục thu thập, phục hồi dữ liệu điện tử nhằm bảo đảm tính khách quan, tính nguyên trạng và tính có thể kiểm chứng của loại chứng cứ này.

5.5. Về phương thức người bào chữa thu thập chứng cứ (Điều 81)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa và cách thức người bào chữa thu thập chứng cứ, gồm: gặp thân chủ, bị hại, người làm chứng, những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và các tình tiết liên quan đến việc bào chữa.

5.6. Quy định chặt chẽ và chi tiết việc xử lý vật chứng (Điều 106)

* BLTTHS năm 2003: Có quy định nhưng chưa đầy đủ.

* BLTTHS năm 2015: Đã sửa đổi, bổ sung chi tiết việc xử lý vật chứng theo từng trường hợp: vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành; vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có; vật chứng là vật không có giá trị hoặc không sử dụng được; vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản; vật chứng là động vật hoang dã và thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quy hiếm, động vật, thực vật ngoại lai và một số trường hợp khác.

6. Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (Chương VII)

6.1. Quy định cụ thể hơn về các biện pháp bắt (Điều 109)

* BLTTHS năm 2003: Chỉ quy định biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

* BLTTHS năm 2015: Quy định về các trường hợp bắt, bao gồm: (1) Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; (2) Bắt người phạm tội quả tang; (3) Bắt người đang bị truy nã; (4) Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; (5) Bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

6.3. Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110)

* BLTTHS năm 2003: Quy định bắt người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn độc lập.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể về trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cụ thể là, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tiến hành các hoạt động: (1) lấy lời khai ngay người bị giữ; (2) ra quyết định tạm giữ; (3) ra lệnh bắt người bị giữ và gửi ngay cho Viện kiểm sát kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn hoặc trả tự do cho người bị giữ.

6.3. Bổ sung và quy định chặt chẽ những người có thẩm quyền bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ (Điều 110 và Điều 117)

* BLTTHS năm 2003: Quy định những người có thẩm quyền bắt khẩn cấp gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ người, gồm những người có thẩm quyền bắt khẩn cấp và Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung thẩm quyền bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ cho một số chủ thể thuộc Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư gắn với tiêu chí “thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn biên giới, hải đảo, xa cơ quan điều tra chuyên trách”, cụ thể gồm: Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng.

6.4. Quy định cụ thể những việc cần làm ngay sau khi bắt người hoặc nhận người bị bắt (Điều 104)

* BLTTHS năm 2003: Chưa quy định cụ thể những việc cần làm sau khi bắt người bị truy nã.

* BLTTHS năm 2015: Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp truy nã; trách nhiệm của cơ quan đã ra quyết định truy nã.

6.5. Quy định chặt chẽ căn cứ tạm giam và rút ngắn thời hạn tạm giam (Điều 119 và Điều 173)

* BLTTHS năm 2003: Quy định đối với bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm thì có thể tạm giam khi có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Không cho phép tạm giam đối với bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định mức phạt tù đến 2 năm.

* BLTTHS năm 2015: Quy định chặt chẽ căn cứ tạm giam, theo đó, đối với bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm thì cụ thể hóa căn cứ cản trở điều tra, truy tố, xét xử bằng các căn cứ cụ thể, theo đó, việc tạm giam chỉ có thể được áp dụng khi thuộc các trước hợp sau đây: (1) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; (2) Không có nơi cứ trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; (3) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; (4) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; (5) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; (6) Tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; (7) Đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Quy định chỉ có thể tạm giam bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định mức phạt tù đến 2 năm nhưng bỏ trốn nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã.

Trong giai đoạn điều tra: Rút ngắn thời hạn tạm giam 1 tháng đối với tội ít nghiêm trọng; 2 tháng đối với tội rất nghiêm trọng. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, BLTTHS 2015 cho phép gia hạn tạm giam đến khi kết thúc điều tra nhưng để bảo đảm chặt chẽ, tránh lạm dụng, thẩm quyền gia hạn tạm giam trong trường hợp này chỉ thuộc Viện trưởng VKSNDTC.

- Trong giai đoạn truy tố: Thời hạn tạm giam tối đa đối với bị can về tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng là 30 ngày; tội rất nghiêm trọng là 45 ngày; tội đặc biệt nghiêm trọng là 60 ngày (Lưu ý: không còn được tính thêm 3 ngày giao cáo trạng và các quyết định tố tụng như Điều 166 BLTTHS năm 2003).

6.6. Sửa đổi các quy định về biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú (các điều 121, 122 và 123)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định chế tài đối với người bảo lĩnh nếu để người bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ cam đoan; quy định cho phép đặt cả tiền hoặc tài sản để bảo đảm. Các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú không bị ràng buộc bởi thời hạn.

* BLTTHS năm 2015: Quy định chế tài phạt tiền áp dụng đối với người bảo lĩnh nếu để cho bị can, bị cáo bỏ trốn; chỉ quy định đặt tiền, không quy định đặt tài sản; quy định cụ thể nghĩa vụ của người nhận bảo lĩnh và nghĩa vụ của bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền, cấm đi khỏi nơi cư trú phải cam đoan; bổ sung thời hạn áp dụng đối với biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền; theo đó, thời hạn áp dụng các biện pháp này không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử; đối với người bị kết án phạt tù thì không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

6.7. Bổ sung biện pháp tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, theo đó, biện pháp này được áp dụng đối với: a) Người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ; b) Bị can, bị cáo.

6.8. Các biện pháp cưỡng chế (các điều 126, 127, 128, 129 và 130)

* BLTTHS năm 2003: Chỉ quy định 03 biện pháp cưỡng chế gồm (1) Áp giải; (2) Dẫn giải; (3) Kê biên tài sản.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung thêm biện pháp phong tỏa tài khoản. Đồng thời, quy định các biện pháp cưỡng chế trong cùng một mục và quy định cụ thể căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng từng biện pháp này.

7. Hồ sơ vụ án, văn bản tố tụng, thời hạn, chi phí tố tụng (Chương VIII)

7.1. Bổ sung quy định về trách nhiệm lập hồ sơ vụ án (Điều 131)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quy định trách nhiệm lập hồ sơ vụ án của từng cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn cụ thể. Theo đó, trong giai đoạn khởi tố, điều tra, Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ vụ án. Trong giai đoạn truy tố, xét xử, các chứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập phải đưa vào hồ sơ vụ án.

7.2. Bổ sung và quy định cụ thể nội dung các văn bản tố tụng (Điều 132)

* BLTTHS năm 2003: Không có điều luật riêng để quy định những nội dung cần phải có trong một văn bản tố tụng.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể những nội dung cần thiết phải có trong văn bản tố tụng, bao gồm: số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng; căn cứ ban hành văn bản tố tụng; nội dung của văn bản tố tụng; họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và  đóng dấu.

7.3. Quy định cụ thể thủ tục lập biên bản và ký biên bản tố tụng trong các trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần mà không thể ký vào biên bản (Điều 133)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quy định trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến. Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

7.4. Quy định cụ thể các loại chi phí tố tụng và xác định trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng trong từng trường hợp (Điều 135)

* BLTTHS năm 2003: Chỉ quy định về án phí.

* BLTTHS năm 2015: Quy định chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng; đồng thời, xác định cụ thể án phí, lệ phí, chi phí tố tụng gồm những loại gì. Ngoài ra, bổ sung trách nhiệm chi trả chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa; chi phí giám định, định giá tài sản; các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả. Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.

7.5. Quy định cụ thể các phương thức và thủ tục cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo các văn bản tố tụng (Chương VIII)

- BLTTHS năm 2003: Chỉ quy định phương thức, không quy định thủ tục để thực hiện các phương thức đó. Các phương thức cũng không được quy định riêng trong một điều luật mà nằm rải rác trong các thủ tục khác nhau.

- BLTTHS năm 2015: Xây dựng 06 điều luật quy định cụ thể các phương thức cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo các văn bản tố tụng và thủ tục cụ thể khi thực hiện các phương thức nêu trên.

7.6. Quy định trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc cấp, giao, chuyển, gửi, thông báo các văn bản tố tụng (Điều 142)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng như người được giao trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng. Những người này nếu không thực hiện, thực hiện không đầy đủ theo quy định của Bộ luật này thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Phần thứ hai: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự

1. Khởi tố vụ án hình sự (Chương IX).

1.1. Số lượng điều luật

* BLTTHS năm 2003: 10 điều luật.

* BLTTHS năm 2015: 20 điều luật.

1.2. Bổ sung và quy định rõ các khái niệm về tố giác tội phạm, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 144)

* BLTTHS năm 2003: Chủ yếu căn cứ vào tiêu chí chủ thể để xác định tố giác, tin báo về tội phạm. Theo đó, quy định tố giác là của công dân; tin báo là của cơ quan, tổ chức. Đồng thời, không có sự phân biệt giữa “thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm” với “thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm”.

* BLTTHS năm 2015, quy định rõ: Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền; Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm; cơ quan kiến nghị khởi tố phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan.

1.3. Quy định cụ thể trách nhiệm và thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (các điều 145, 146 và 147)

* BLTTHS năm 2003: Chỉ quy định rất ngắn gọn trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể trách nhiệm và thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Công an phường, thị trấn, Đồn Công an, Công an xã, Các cơ quan, tổ chức khác. Đồng thời bổ sung quy định “trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền”.

1.4. Tăng thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 147)

* BLTTHS năm 2003: Tối đa là 2 tháng.

* BLTTHS năm 2015: Tối đa là 4 tháng. Việc gia hạn thời hạn giải quyết phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.

1.5. Bổ sung thời hạn phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 149)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Tối đa 01 tháng.

1.6. Bổ sung quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 148)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố nhưng hết thời hạn luật định mà chưa có kết quả.

1.7. Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố (các điều 159, 160 và 161)

* BLTTHS năm 2003: Chỉ quy định “Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung 03 điều luật để quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố; quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát phải giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.

2. Điều tra vụ án hình sự (từ Chương X đến Chương XVII)

2.1. Quy định chặt chẽ và cụ thể những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp trung ương, Cơ quan điều tra cấp tỉnh (Điều 163)

* BLTTHS năm 2003: Quy định “Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra”; “Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra”.

* BLTTHS năm 2015: Quy định chặt chẽ những vụ án thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra cấp dưới những Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra chỉ bao gồm: vụ án liên quan đến nhiều huyện; vụ án có yếu tố nước ngoài; phạm tội có tổ chức. Quy định chặt chẽ và cụ thể những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp trung ương. Theo đó, Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án sau: Vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hủy để điều tra lại; Vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

2.2. Bổ sung và quy định cụ thể một số biện pháp điều tra (các điều 191, 215-222)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung biện pháp nhận biết giọng nói, định giá tài sản và quy định cụ thể thủ tục tiến hành các biện pháp này.

2.3. Quy định cụ thể về giám định (các điều 205-214)

* BLTTHS năm 2003: Chỉ có 5 điều luật quy định về giám định, còn thiếu nhiều quy định về thời hạn giám định, giám định lại trong trường hợp đặc biệt...

* BLTTHS năm 2015: Xây dựng 10 điều luật điều chỉnh đầy đủ các nội dung liên quan đến giám định; bổ sung đầy đủ những vấn đề cần phải trưng cầu giám định; phân nhóm hợp lý các vấn đề cần trưng cầu và quy định thời hạn giám định cho từng nhóm; bổ sung những người có quyền yêu cầu giám định trên cơ sở giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa trách nhiệm chứng minh trong vụ án hình sự với việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng; xác lập cơ chế nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình trưng cầu và sử dụng kết quả giám định; theo đó, quy định trách nhiệm của cơ quan trưng cầu giám định trong thời hạn 24 giờ phải gửi quyết định trưng cầu giám định và kết luận giám định cho Viện kiểm sát, trong thời hạn 7 ngày phải thông báo kết luận giám định cho người tham gia tố tụng; quy định cụ thể thành phần và thủ tục giám định bổ sung và giám định lại; bổ sung cơ chế nhằm giải quyết xung đột giữa các kết luận giám định; theo đó, quy định trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao có quyền quyết định giám định lại và kết luận giám định trong trường hợp này có hiệu lực để giải quyết vụ án.

2.4. Bổ sung các quy định về định giá tài sản (các điều 215-222)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung mới 8 điều luật để quy định các vấn đề cụ thể liên quan đến định giá tài sản trong tố tụng hình sự như yêu cầu định giá tài sản, thời hạn định giá tài sản, tiến hành định giá tài sản, định giá lại tài sản, định giá lại tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn, định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt, kết luận định giá tài sản, quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản.

2.5. Lượng hóa cụ thể một số thời hạn tố tụng (Điều 474, Điều 481)

* BLTTHS năm 2003: Một số thời hạn còn mang tính định tính như gửi ngay, thông báo ngay.

* BLTTHS năm 2015: Lượng hóa cụ thể các loại thời hạn này (Điều 474, thay giải quyết ngay bằng trong thời hạn 24 giờ; Điều 481, thay xem xét, giải quyết ngay bằng trong thời hạn 24 giờ...)

2.6. Bổ sung một số trường hợp tạm đình chỉ điều tra (Điều 229)

* BLTTHS năm 2003: Chỉ quy định tạm đình chỉ điều tra trong trường hợp bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung trường hợp khi yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra.

2.7. Luật hóa các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (các điều 223-228)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định, chỉ được đề cập có tính nguyên tắc trong các luật chuyên ngành (Luật an ninh quốc gia, Điều 24; Luật phòng chống ma túy, Điều 13) và giao cho Chính phủ quy định cụ thể.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể các biện pháp được phép áp dụng bao gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử; quy định chặt chẽ các trường hợp áp dụng chỉ đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền và các tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng; về thẩm quyền áp dụng phải có quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên và được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; về thời hạn áp dụng không quá 02 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra; quy định cho phép sử dụng làm chứng cứ đối với những thông tin, tài liệu thu thập từ biện pháp điều tra đặc biệt; đồng thời, quy định nghiêm ngặt việc sử dụng các thông tin, tài liệu nhằm bảo vệ bí mật riêng tư của các cá nhân, tổ chức.

Phần thứ ba: Truy tố

1. Cách thiết kế phần, chương

* BLTTHS năm 2003: Đặt chương truy tố trong phần điều tra vụ án hình sự chỉ gồm 04 điều: các điều 166-169.

* BLTTHS năm 2015: xây dựng Phần thứ ba về truy tố, gồm 02 chương: Chương XVIII: Những quy định chung; Chương XIX: Quyết định việc truy tố bị can.

2.  Những quy định chung

2.1. Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Điều 236 và Điều 237)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung 2 điều luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố.

2.2. Bổ sung quy định về giao nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra (Điều 238)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể, khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có), trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án; trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can.

2.3. Quy định cụ thể về thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát (Điều 239)

* BLTTHS năm 2003, quy định: “Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền”.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể về thẩm quyền truy tố. Theo đó, Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố là Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra. Đồng thời, để xác định thẩm quyền truy tố đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát trong giai đoạn điều tra, Bộ luật quy định: Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành.

2.4. Tăng thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án (Điều 240)

* BLTTHS năm 2003: 03 ngày.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung trường hợp đặc biệt, vì lý do khách quan thì thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can, người đại diện theo pháp luật của bị can có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

2.5. Bổ sung trách nhiệm của Viện kiểm sát cấp dưới phải gửi các quyết định tố tụng đến Viện kiểm sát cấp trên; bổ sung quy định Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ các quyết định này nếu thấy không có căn cứ hoặc trái pháp luật (Điều 240)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát cấp dưới phải gửi các quyết định tố tụng đến Viện kiểm sát cấp trên; quy định Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ các quyết định này nếu thấy không có căn cứ hoặc trái pháp luật.

2.6. Bổ sung quy định về nhập, tách vụ án trong giai đoạn truy tố (Điều 242)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung điều luật để quy định cụ thể các trường hợp tách, nhập vụ án. Theo đó, bên cạnh việc bảo đảm các yêu cầu chung thì việc tách vụ án chỉ được tiến hành trong 3 trường hợp (Bị can bỏ trốn; Bị can mắc bệnh hiểm nghèo; Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh); đồng thời, quy định 3 trường hợp có thể nhập vụ án (Bị can phạm nhiều tội; Bị can phạm tội nhiều lần; Nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có).

3. Quyết định việc truy tố bị can

3.1. Bổ sung quy định về việc chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án (Điều 244)

* BLTTHS năm 2003: Chỉ quy định “trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án”.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày. Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 7 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.

3.2. Quy định cụ thể hơn căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát nêu trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 245)

* BLTTHS năm 2003: Quy định căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung bao gồm: còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được; có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể hơn các căn cứ, gồm: còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được; có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác; có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đồng thời bổ sung trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế. Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của BLTTHS.

3.3. Bổ sung quy định giải quyết yêu cầu trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án (Điều 246)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể như sau: nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có căn cứ mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ; trường hợp Viện kiểm sát không thể tự điều tra bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Trường hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản nội dung bản cáo trạng trước đó thì Viện kiểm sát phải ra bản cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án. Trường hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết. Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do, giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án.

3.4. Bổ sung căn cứ tạm đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát (Điều 247)

* BLTTHS năm 2003: Quy định căn cứ tạm đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát bao gồm: khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung thêm căn cứ: khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố.

3.5. Bổ sung quy định về phục hồi vụ án (Điều 249)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung quy định: khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của BLTTHS mà bị can không đồng ý và yêu cầu phục hồi vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án.

3.6. Quy định cụ thể các nội dung trong quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án và quyết định phục hồi vụ án (các điều 247, 248 và 249)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quy định cụ thể các nội dung trong quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án và quyết định phục hồi vụ án. Theo đó, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do, căn cứ tạm đình chỉ vụ án, các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của BLTTHS; quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của BLTTHS; quyết định phục hồi vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ phục hồi vụ án, các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của BLTTHS.

Phần thứ tư: Xét xử vụ án hình sự

1. Cách thiết kế phần, chương

* BLTTHS năm 2003: Quy định xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm tại hai phần độc lập (Phần thứ ba và Phần thứ tư)

* BLTTHS năm 2015: Nhập xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm vào một phần (Phần thứ tư).

2. Những quy định chung

2.1. Bổ sung quy định về tạm ngừng phiên tòa (Điều 251)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quy định có thể ngừng phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp: (1) Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa; (2) Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa; (3) Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa.

2.2. Bổ sung quy định về Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ (Điều 252)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng các hoạt động: (1) Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; (2) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án; (3) Xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa; (4) Xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án; (5) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 của Bộ luật này; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu định giá lại tài sản; (6) Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được thì Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án.

2.3. Bổ sung quy định về tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án (Điều 253)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Tòa án tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải tiếp nhận.

 Ngay sau khi nhận thì Tòa án phải chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật, Viện kiểm sát phải xem xét và chuyển lại cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án.

2.4. Quy định cụ thể các nội dung trong quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, biên bản nghị án, bản án sơ thẩm, phúc thẩm (các điều 255, 259 và 260)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015:

+ Đối với nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử: Bổ sung: (1) tên quyết định đưa ra xét xử là phải ghi rõ là sơ thẩm hay phúc thẩm; ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; điểm của điều khoản mà Viện kiểm sát truy tố; Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có); (2) Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ghi rõ các nội dung như quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định; họ tên người kháng cáo, người bị kháng cáo, người bị kháng nghị; Viện kiểm sát kháng nghị; họ tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có) (Điều 255).

+ Đối với nội dung biên bản nghị án: Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử sơ thẩm phải ghi rõ: giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử; họ tên Thẩm phán, Hội thẩm; Vụ án được đưa ra xét xử; kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ: giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử; Vụ án được đưa ra xét xử; kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử (Điều 259).

+ Đối với nội dung bản án: Bổ sung: (1) Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử; (2) Bản án sơ thẩm phải ghi rõ các nội dung như: tên Tòa án xét xử sơ thẩm, số và ngày thụ lý vụ án, số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hay xét xử kín; thời gian, địa điểm xét xử; số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng; xử lý vật chứng; ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập; lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa; quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; (3) Bản án phúc thẩm phải ghi rõ các nội dung như: tên Tòa án xét xử phúc thẩm, số và ngày thụ lý vụ án, số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án có xem xét; họ tên của người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; tên Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hay xét xử kín; thời gian, địa điểm xét xử; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của các văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án; quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề, về án phí (Điều 260).

2.5. Bổ sung quy định về sửa chữa, bổ sung bản án (Điều 261)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong trường hợp phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai; không được làm thay đổi bản chất vụ án hoặc bất lợi cho bị cáo, những người tham gia tố tụng khác. Việc sửa chữa, bổ sung do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.

2.6. Bổ sung quy định về phiên dịch tại phiên tòa (Điều 263)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Tại phiên tòa người tham gia tố tụng không biết tiếng Việt, là người câm, người điếc thì người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lời trình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hội đồng xét xử và các vấn đề khác có liên quan đến họ. Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của những người quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người khác tham gia phiên tòa cùng nghe.

2.7. Bổ sung quy định về kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản pháp luật (Điều 265)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Tòa án phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2.8. Bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử (Điều 266 và Điều 267)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung quy định:

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: (1) Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa; (2) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; (3) Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; (4) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; (5) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn: (1) Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; (2) Bổ sung chứng cứ mới; (3) Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị; (4) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; (5) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp; (6) Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; (7) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này (Điều 266).

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử: (1) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án; (2) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; (3) Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án; (4) Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị; (5) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng; (6) Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng; (7) Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý; (8) Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này (Điều 267).

3. Xét xử sơ thẩm

3.1. Quy định cụ thể thầm quyền xét xử của Tòa án (Điều 268)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung trường hợp TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm: (1) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài; (3) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

3.2. Bổ sung quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự (Điều 272)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự: (1) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân; (2) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ; (3) Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

3.3. Phân định rõ thẩm quyền xét xử của Tòa án trong trường hợp bị cáo vừa phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, vừa phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự (Điều 273)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND nếu có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; TAND xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND; trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

3.4. Sửa đổi căn bản quy định về trình tự, thủ tục chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử (Điều 274)

* BLTTHS năm 2003: Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định (Điều 174).

* BLTTHS năm 2015: Sửa đổi thành khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố. Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 của Bộ luật này. Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

3.5. Quy định cụ thể hơn về giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử (Điều 275)

* BLTTHS năm 2003: Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án TAND tối cao quyết định (Điều 175).

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung quy định: (1) Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các TAND cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định; (2) Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các TAND cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định; (3) Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các TAND cấp tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án TAND tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.

3.6. Bổ sung quy định về nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án (Điều 276)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có), Tòa án phải kiểm tra và xử lý: nếu đầy đủ thì nhận hồ sơ vụ án; nếu không đầy đủ can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, vật chứng. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.

3.7. Bổ sung quy định về giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa (Điều 279)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung trường hợp trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị: (1) Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án; (2) Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; (3) Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín; (4) Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa. Nếu có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.

3.8. Cụ thể hóa các căn cứ Tòa án trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung (Điều 280)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015:

+ Bổ sung trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trả hổ sơ điều tra bổ sung: (1) Khi thiếu chứng cứ quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; (2) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm; (3) Có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

+  Bổ sung Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.

3.9. Bổ sung căn cứ tạm đình chỉ vụ án của Tòa án (Điều 281)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa đầy đủ

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung trường hợp: (1) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này; (2) Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.

3.10. Bổ sung quy định về phục hồi vụ án (Điều 283)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định phục hồi vụ án. Trường hợp Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án không thể thực hiện được thì Chánh án ra quyết định phục hồi.

3.11. Bổ sung quy định về yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ (Điều 284)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ: Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tòa yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung bằng văn bản và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

3.12. Quy định chặt chẽ sự có mặt của bị cáo, người bào chữa tại phiên tòa (Điều 290 và Điều 291)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa bao quát hết.

* BLTTHS năm 2015:

+ Bị cáo phải có mặt trong suốt thời gian xét xử vụ án. Bổ sung trường hợp Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo: (1) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận; (2) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử (Điều 290).

+ Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bảo chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử. Đối với trường hợp chỉ định người bào chữa thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử khi người bào chữa vắng mặt trong trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng xét xử vắng mặt người bào chữa (Điều 291)

3.13. Bổ sung quy định về sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật, Điều tra viên và những người khác  (Điều 295 và Điều 296)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Khi được Tòa án triệu tâp, những người sau đây phải có mặt tại phiên tòa: (1) Người phiên dịch, người dịch thuật; (2) Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án; (3) Những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.

3.14. Cụ thể hóa các trường hợp hoãn phiên tòa và quy định cụ thể các nội dung của quyết định hoãn phiên tòa (Điều 297)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể và chưa bao quát hết.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung các căn cứ hoãn phiên tòa: (1) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa; (2) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại; (3) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản và nội dung cụ thể của quyết định hoãn phiên toà.

3.15. Giới hạn xét xử (Điều 298)

* BLTTHS năm 2003: Tòa án chỉ xét xử bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố (Điều 196).

* BLTTHS năm 2015: Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng tội danh mà Viện kiểm sát truy tố sau khi đã trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại nhưng Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố.

3.16. Bảo đảm quyền của người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015: Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án thay vì từ ngày phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa như hiện nay (Điều 277). Bổ sung một số thời hạn nhằm bảo đảm mọi hoạt động tố tụng phải bị ràng buộc về thời hạn như thời hạn nghị án là 07 ngày, kể từ ngày kết thúc tranh luận tại phiên tòa (Điều 326). Cụ thể hóa một số thời hạn có tính định tính trong Bộ luật hiện hành bằng các thời hạn cụ thể (là 24 giờ hoặc 03 ngày kể từ khi ra quyết định), tùy thuộc vào loại quyết định và đối tượng được nhận quyết định như: Tòa án gửi quyết định phân công thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

3.17. Đổi mới trình tự và trách nhiệm xét hỏi (Điều 307)

* BLTTHS năm 2003: Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự (Điều 207).

* BLTTHS năm 2015: Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc định giá tài sản.

3.18. Bổ sung cho bị cáo quyền được trực tiếp đặt câu hỏi với các bị cáo khác, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng nếu được Chủ tọa đồng ý thay vì đề nghị Chủ tọa hỏi (các điều 309, 310 và 311)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Bị cáo quyền được trực tiếp đặt câu hỏi với các bị cáo khác, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng... nếu được Chủ tọa đồng ý thay vì đề nghị Chủ tọa hỏi.

3.19. Bổ sung quy định về nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh (Điều 313)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Trường hợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc khi có bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình, Hội đồng xét xử quyết định cho việc nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa.

3.20. Quy định cụ thể các nội dung của luận tội (Điều 321)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015: (1) Nội dung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; mức bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; (2) Đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng; (3) Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

3.21. Quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn về thủ tục tranh luận tại phiên tòa (Điều 322)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015: (1) Những người tham gia tố tụng có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; (2) Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; (3) Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.

3.22. Bổ sung các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án (Điều 326)

* BLTTHS năm 2003: Chưa quy định cụ thể từng vấn đề khi nghị án.

* BLTTHS năm 2015: Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án. Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án, từng vấn đề của vụ án phải được đưa ra để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định.

+ Bổ sung các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án:

(1) Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không; (2) Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu; (3) Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; (4) Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; (5) Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không; (6) Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa; (7) Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; (8) Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.

+ Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể quyết định kéo dài thời gian nghị án nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc tranh luận tại phiên tòa.

+ Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề: (1) Ra bản án và tuyên án; (2) Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ; (3) Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ; (4) Tạm đình chỉ vụ án.

+ Trường hợp phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử quyết định việc khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 18 và Điều 153 của Bộ luật này.

4. Xét xử phúc thẩm

4.1. Quy định rõ các quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị (Điều 330)

* BLTTHS năm 2003: Quyết định sơ thẩm gồm quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

* BLTTHS năm 2015: Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

4.2. Quy định rõ trách nhiệm, thủ tục của Ban giám thị trại tạm giam nơi đang giam giữ bị cáo và Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm trong việc nhận, xử lý đơn kháng cáo của bị cáo, bị hại, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác (Điều 332)

* BLTTHS năm 2003: Có quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung: (1) Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo. (2) Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp về việc kháng cáo với Tòa án cấp phúc thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

4.3. Quy định cụ thể nội dung của đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị (Điều 332 và Điều 336)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015:

+ Đơn kháng cáo có các nội dung chính: ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; họ tên, địa chỉ của người kháng cáo; lý do và yêu cầu của người kháng cáo; chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo (Điều 332).

+ Quyết định kháng nghị có các nội dung chính: ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị; tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị; kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm; lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát; họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị (Điều 336)

4.4. Xác định rõ hơn thời điểm tính ngày kháng cáo (Điều 333)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015: Ngày kháng cáo được xác định như sau: (1) Đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi; (2) Đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn; (3) Người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

4.5. Bổ sung quy định về thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo (Điều 334)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo: (1) Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo; (2) Đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật này; (3) Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ; (4) Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định của Bộ luật này nhưng quá thời hạn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng; (5) Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp.

Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được.

4.6. Sửa đổi quy định về xử lý đơn kháng cáo quá hạn (Điều 335)

* BLTTHS năm 2003: Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn và ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn (Điều 235).

* BLTTHS năm 2015: (1) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm. (2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn. (3) Phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày trước ngày xét đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm gửi bản sao đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) cho Viện kiểm sát cùng cấp để Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc xét kháng cáo quá hạn.

4.7. Bổ sung quy định về thụ lý vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát (Điều 341)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: (1) Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn luật định. (2) Khi Tòa án cấp phúc thẩm nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung trước khi xét xử thì phải chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung thì Viện kiểm sát phải trả lại cho Tòa án.

4.8. Quy định cụ thể hơn về các trường hợp thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị (Điều 342)

* BLTTHS năm 2003: Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị (Điều 238).

* BLTTHS năm 2015: (1) Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa. (2) Trường hợp rút một phần kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.

4.9. Bổ sung quy định về Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm (Điều 344)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: (1) Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện; (2) Toà án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; (3) Toà án quân sự quân khu và tương đương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những bản án, quyết định của Toà án quân sự khu vực; (4) Toà án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những bản án, quyết định của Toà án quân sự quân khu và tương đương.

4.10. Quy định cụ thể hơn về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm (Điều 346)

* BLTTHS năm 2003: TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên toà phúc thẩm trong thời hạn sáu mươi ngày; Tòa phúc thẩm TAND tối cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày mở phiên toà, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án (Điều 242).

* BLTTHS năm 2015:

+ TAND cấp cao mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

+ Trong thời hạn 45 ngày đối với TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án TAND cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định: Đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.

+ Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

4.11. Bổ sung quy định để xử lý đối với các trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo hoặc đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm (Điều 347)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam mới.

4.12. Bổ sung quy định về đình chỉ xét xử phúc thẩm (Điều 348)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015: Trường hợp rút một phần kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.

4.13. Bổ sung quy định về sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm (các điều 349, 350 và 351)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015:

+ (1) Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. (2) Trường hợp có Thẩm phán không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử. (3) Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế thì phải hoãn phiên tòa. (4) Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa (Điều 349).

+ Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa (Điều 350).

+ Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị được triệu tập đến phiên tòa thì phải có mặt tại phiên tòa. Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử giải quyết: (1) Người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Trường hợp người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa; (2) Người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị là bị hại, đương sự và người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp những người này vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị hại, đương sự; (3) Bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, bị kháng nghị nếu vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án, quyết định không có lợi cho bị cáo. Nếu sự vắng mặt của bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và sự vắng mặt đó không gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử  (Điều 351).

4.14. Cụ thể hóa các trường hợp hoãn phiên tòa (Điều 352)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015:  Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp: (1) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 349, 350 và 351 của Bộ luật này; (2) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.

4.15. Quy định cụ thể hơn về thủ tục phiên tòa phúc thẩm và phiên họp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm (Điều 354 và Điều 362)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015:

+ Phiên tòa: (1) Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo. (2) Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị (Điều 354).

+ Phiên họp: (1) Hội đồng xét xử phúc thẩm phải triệu tập người kháng cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên họp. Trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn tiến hành phiên họp. (2) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. (3) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mở phiên họp cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án. (4) Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có). Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên họp và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định (Điều 362).

4.16. Mở rộng thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm (các điều 355-359)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa bao quát hết.

* BLTTHS năm 2015:

+ Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm: khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.

+ Sửa bản án sơ thẩm: Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau: (1) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp; (2) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể: (1) Áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp; (2) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn; (3) Không cho bị cáo hưởng án treo.

+ Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại: (1) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm; (2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:  (1) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; (2) Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ; (3) Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

4.17. Bổ sung quy định về thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm (Điều 361)

* BLTTHS năm 2003: quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015: Hội đồng phúc thẩm có quyền: (1) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật; (2) Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; (3) Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.

Phần thứ năm: Những nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản về thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

1. Bổ sung quy định mới về việc thi hành hình phạt cảnh cáo (Điều 364)

BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa, mặc dù sau đó bản án, quyết định vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. 

2. Bổ sung quy định mới về việc giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án (Điều 365)

Thực tiễn những năm qua cho thấy khá nhiều bản án, quyết định của Tòa án có nội dung không rõ, dẫn đến công tác thi hành án gặp nhiều khó khăn, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân chưa được bảo vệ kịp thời, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, tuy nhiên, vẫn còn thiếu những quy định để khắc phục thiếu sót này. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung điều luật mới quy định việc giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án, theo đó:

- Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án gồm: cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại và đương sự liên quan đến việc thi hành án;

- Thẩm quyền giải thích, sửa chữa thuộc về Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định đó; trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định đó thực hiện. 

3. Bổ sung quy định mới về trách nhiệm, thời hạn trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 366)

Để góp phần phát hiện và khắc phục sớm những thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng trong bản án, quyết định của Tòa án, đồng thời tăng cường vai trò của các cơ quan thi hành án, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định mới về trách nhiệm và thời hạn trả lời kiến nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, theo đó:

- Cơ quan có quyền kiến nghị Tòa án có thẩm quyền  xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự;

- Thời hạn trả lời kiến nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị; trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị. 

4. Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành (Điều 367)

Nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế xem xét, quyết định việc kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND tối cao đối với bản án tử hình, BLTTHS bổ sung quy định về trách nhiệm của TAND tối cao phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND tối cao nghiên cứu sau khi đã xem xét hồ sơ vụ án để quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; thời hạn để VKSND tối cao nghiên cứu hồ sơ vụ án là 1 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và phải chuyển trả lại hồ sơ vụ án cho TAND tối cao.

5. Sửa đổi, bổ sung quy định về việc chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân (Điều 367)

- Quán triệt chủ trương cải cách tư pháp của Đảng về hạn chế hình phạt tử hình, trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, khoản 3, Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định theo hướng mở rộng thêm 02 trường hợp không thi hành án tử hình, theo đó không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp: (a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; (b) Người đủ 75 tuổi trở lên; (c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

- Nhằm bảo đảm sự thống nhất với Bộ luật hình sự năm 1999, kế thừa quy định tại khoản 1 Điều 259 BLTTHS năm 2003 và sắp xếp lại vị trí của điều khoản cho hợp lý, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án, theo đó: khi có căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 40 Bộ luật hình sự thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án TAND tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

6. Bổ sung quy định mới về thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 368)

- Tha tù trước hạn có điều kiện thực chất là cho người đang chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam, giữ được tiếp tục chấp hành án tại cộng đồng xã hội và họ phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù; điều kiện để áp dụng chế định này được quy định rất chặt chẽ, như: phạm tội lần đầu; có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên; có nơi cư trú rõ ràng; đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và nghĩa vụ bồi thường dân sự; đã chấp hành được một thời hạn phạt tù nhất định tùy theo loại tội mà họ bị kết án….và một số điều kiện khác theo quy định của Bộ luật hình sự (khoản 1,2 Điều 66).

Nếu vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt hành chính 02 lần trở lên thì có thể bị buộc phải trở lại cơ sở giam giữ để tiếp tục chấp hành án; nếu thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì người đó bị buộc chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt từ chưa chấp hành của bản án trước; nếu có nhiều tiến bộ thì có thể được rút ngắn thời gian thử thách (khoản 3,4,5 Điều 66).

- Để phù hợp với quy định mới của Bộ luật hình sự, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định về thủ tục xét tha tù trước hạn có điều kiện, theo đó:

+ Về thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị: Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn và chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.

+ Về thủ tục:

(1) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Viện kiểm sát phải ra văn bản thể hiện quan điểm về đề nghị xét tha tù trước thời hạn có điều kiện; Chánh án Tòa án phải mở phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án yêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung tài liệu, thì trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung tài liệu và gửi cho Viện kiểm sát, Tòa án.

(2) Hội đồng xét tha tù trước thời hạn có điều kiện gồm Chánh án và 02 Thẩm phán, do Chánh án làm Chủ tịch Hội đồng. Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị. Kiểm sát viên trình bày quan điểm về đề nghị xét tha tù trước thời hạn có điều kiện và việc tuân theo pháp luật trong việc xét, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Phiên họp phải được lập thành biên bản với những nội dung theo luật định; sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên xem biên bản phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp; Chánh án phải kiểm tra biên bản, cùng với thư ký phiên họp ký vào biên bản.

(3) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tòa án phải gửi quyết định cho phạm nhân, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cấp quân khu, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người được tha tù trước thời hạn về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở. Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở giam giữ phải tổ chức công bố quyết định này và thực hiện các thủ tục thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

+ Xử lý vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách: Trường hợp người được tha tù trước thời hạn vi phạm các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Bộ luật hình sự, thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tha tù trước thời hạn phải lập hồ sơ chuyển đến Viện kiểm sát và Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện để xem xét, hủy quyết định đã ban hành.

+ Về việc kháng nghị, khiếu nại: Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, phạm nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định tại Chương XXII (Xét xử phúc thẩm) và Chương XXXIII của BLTTHS.

7. Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục xóa án tích (Điều 369)

- Thay đổi chủ thể có thẩm quyền xác nhận việc đương nhiên xóa án tích, theo đó thẩm quyền cấp này thuộc về cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thay vì Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án như quy định của BTTHS năm 2003. Đối với trường hợp đương nhiên được xoá án tích, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự; đối với các trường hợp xóa án tích còn lại đều do Tòa án xem xét, quyết định (điều 71, 72 của Bộ luật hình sự).

- Về thủ tục xóa án tích cho người bị kết án, để phù hợp với quy định Bộ luật hình sự, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

+ Về thủ tục đương nhiên được xóa án tích, bổ sung quy định trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự, thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích và nội dung này cũng được cập nhật trong lý lịch tư pháp của người đó.

+ Về thủ tục xóa án tích theo quyết định của Tòa án, bổ sung quy định thời hạn cụ thể để Tòa án, Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét, giải quyết đơn xin xoá án tích của người bị kết án, theo đó, trong thời hạn không quá 13 ngày, kể từ ngày Tòa án nhận đơn xin xoá án tích phải có quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xóa án tích; một trong hai quyết định này phải được Tòa án giao cho người bị kết án trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Phần thứ sáu: Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật

1. Thủ tục giám đốc thẩm

1.1. Quy định chính xác hơn về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 371)

* BLTTHS năm 2003: Quy định căn cứ kháng nghị gồm: (1) Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; (2) Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; (3) Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; (4) Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.

* BLTTHS năm 2015: Chỉ kháng nghị giám đốc thẩm khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây: (1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; (2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; (3) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

1.2. Quy định chính xác hơn về những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 373)

* BLTTHS năm 2003: (1) Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. (2) Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới. (3) Chánh án TAND cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới (Điều 275).

* BLTTHS năm 2015:  (1) Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. (2) Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực. (3) Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

1.3. Bổ sung quy định về thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 374)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có). Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.

1.4. Bổ sung quy định về thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 375)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: (1) Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo. (2) Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (chứng cứ, tài liệu kèm theo nếu có) thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; (3) Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.

1.5. Bổ sung quy định về chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 376)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: (1) Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu. (2) Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.

1.6. Quy định cụ thể nội dung quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 378)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định.

* BLTTHS năm 2015: Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung chính: (1) Số, ngày, tháng, năm của quyết định; (2) Người có thẩm quyền ra quyết định; (3) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị; (4) Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị; (5) Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị; (6) Quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định; (7) Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án; (8) Yêu cầu của người kháng nghị.

1.7. Quy định chi tiết hơn việc gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 380)

* BLTTHS năm 2003: Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải được gửi cho: (1) Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị; (2) Tòa án sẽ xét xử giám đốc thẩm; (3) Người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị (Điều 277).

* BLTTHS năm 2015: (1) Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi ngay cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. (2) Trường hợp Chánh án TAND tối cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Chánh án TAND cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ vụ án cho Tòa án. (3) Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải  gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

1.8. Quy định cụ thể hơn về các trường hợp thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị (Điều 381)

* BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể.

* BLTTHS năm 2015: (1) Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa. (2) Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định; việc rút kháng nghị tại phiên tòa  được ghi vào biên bản phiên tòa. (3) Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

1.9. Quy định cụ thể hơn thành phần Hội đồng giám đốc thẩm và phạm vi, thẩm quyền xét xử của các Hội đồng này (Điều 382)

* BLTTHS năm 2003: Trên cơ sở quy định 03 cấp Tòa án, Bộ luật quy định TAND cấp tỉnh và TAND tối cao có quyền giám đốc thẩm. Việc giám đốc thẩm được tiến hành bởi toàn thể Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán.

* BLTTHS năm 2015: Hội đồng thẩm phán TAND tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao, Toà án quân sự trung ương bị kháng nghị; Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực; Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Quy định thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao (Hội đồng gồm 03 Thẩm phán và Hội đồng toàn thể); thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (Hội đồng gồm 05 Thẩm phán và Hội đồng toàn thể). Đồng thời, quy định cụ thể phạm vi, thẩm quyền xét xử của các Hội đồng này.

1.10. Quy định chi tiết hơn về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 386)

* BLTTHS năm 2003: Một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến. Nếu người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị có mặt theo giấy triệu tập thì những người này được trình bày ý kiến rồi đến đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát (Điều 282).

- BLTTHS năm 2015: (1) Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị. (2) Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị, việc giải quyết vụ án và tham gia tranh tụng với người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. (3) Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.

1.11. Bổ sung thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm (Điều 388)

* BLTTHS năm 2003: Hội đồng giám đốc thẩm có quyền: (1) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; (2) Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; (3) Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

* BLTTHS năm 2015: Ngoài ba thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong Bộ luật hiện hành, BLTTHS năm 2015 bổ sung: (1) Thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa cho đồng bộ với thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm dân sự, hành chính; (2) Thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

2. Thủ tục tái thẩm

2.1. Quy định rõ hơn căn cứ kháng nghị tái thẩm (Điều 398)

* BLTTHS năm 2003: Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là: (1) Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật; (2) Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai; (3) Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật; (4) Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.

* BLTTHS năm 2015: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ: (1) Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật; (2) Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án; (3) Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật; (4) Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

2.2. Quy định đầy đủ và cụ thể hơn việc thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện (Điều 399)

* BLTTHS năm 2003: (1) Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó. (2) Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.

* BLTTHS năm 2015: (1) Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trường hợp Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. (2) Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.

2.3. Quy định chính xác hơn về những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 400)

* BLTTHS năm 2003: (1) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. (2) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới. (3) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.

* BLTTHS năm 2015: Bổ sung và quy định rõ: (1)Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực. (2) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

3. Bổ sung quy định về thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (các điều 404-412)

* BLTTHS năm 2003: Không quy định thủ tục này.

* BLTTHS năm 2015: Trong Chương XXVII của Bộ luật quy định rõ về những người có thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; thành phần tham dự phiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị; thủ tục, thời hạn mở phiên họp và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; thông báo kết quả phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

Phần thứ bảy: Thủ tục đặc biệt

1. Một số vấn đề chung

- Phần thủ tục đặc biệt gồm 7 chương, 78 điều, trong đó: ngoài 04 thủ tục theo quy định của BLTTHS năm 2003, quy định bổ sung 03 thủ tục, gồm: (1) thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân; (2) xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự; (3) bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác.

- Bổ sung, sửa đổi nhiều quy định hiện hành về thủ tục đặc biệt, nhất là các quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, thủ tục rút gọn, hợp tác quốc tế.

- Về lý do sửa đổi phần thủ tục đặc biệt: Nhằm cụ thể hóa các quy phạm hiến định liên quan; nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Công ước quốc tế về quyền trẻ em…); pháp điển hóa các văn bản dưới luật liên quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm; đồng bộ hóa với các luật chuyên ngành liên quan (Luật thi hành án hình sự; Luật bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật tương trợ tư pháp; Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật khiếu nại, Luật tố cáo…); khắc phục những hạn chế, bất cập sau 10 năm thi hành BLTTHS năm 2003 như: thiếu cơ chế giám sát đầy đủ, chặt chẽ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, chưa đề cao trách nhiệm tham gia tố tụng, trách nhiệm giám sát của cộng đồng xã hội đối với người dưới 18 tuổi…

2. Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (chương XXVIII)

2.1. Những nội dung sửa đổi cơ bản

2.2.1. Sửa đổi tên gọi của Chương XXVIII

BLTTHS năm 2015 sử dụng thuật ngữ pháp lý “người dưới 18 tuổi” để thay thế cho thuật ngữ hiện dùng là “người chưa thành niên” nhằm đáp ứng yêu cầu thời gian tới đây sửa đổi Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

2.2.2. Mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (Điều 413)

BLTTHS năm 2015 bổ sung các quy định về người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi khi tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của họ, bảo đảm phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em; đồng thời quy định về trình tự, thủ tục tố tụng đối với các vụ án có người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi.

2.2.3. Bổ sung quy định về nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (Điều 414)

BLTTHS năm 2015 quy định 07 nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi. Cụ thể như sau:

(1) Thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp (tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và tốt nhất của người dưới 18 tuổi)

(2) Bí mật cá nhân

(3) Quyền tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức

(4) Quyền được tham gia, trình bày ý kiến

(5) Quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý

(6) Nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự

(7) Giải quyết nhanh chóng, kịp thời

2.2.4. Hoàn thiện các thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (các điều 415-430)

(1) Quy định đầy đủ hơn về các tiêu chí yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng (Điều 415). Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án có liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

(2) Bổ sung quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi (Điều 417):

- Thẩm quyền xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Việc xác định tuổi tuân theo nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi và khi không còn phương pháp nào khác theo luật định thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ; 

- Nếu đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định theo 1 trong 5 trường hợp sau:

+ Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;

+ Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh;

+ Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh;

+ Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

+ Trong mọi trường hợp nếu không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

(3) Quy định rõ hơn trách nhiệm giám sát đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi (Điều 418). BLTTHS năm 2015 sửa đổi các quy định này theo hướng kết hợp và phát huy tốt hơn vai trò giám sát, giáo dục của gia đình, nhà trường, tổ chức và xã hội đối với người dưới 18 tuổi bị buộc tội khi họ không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cách ly khỏi xã hội, đồng thời phát hiện, ngăn ngừa kịp thời những hành vi gây khó khăn, cản trở việc giải quyết vụ án của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, cụ thể:

- Cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm giao và người đại diện của người dưới 18 tuổi phải có trách nhiệm thực hiện sự giám sát đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi;

- Trong trường hợp họ có một trong những hành vi, như: có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này hoặc tiếp tục phạm tội thì người được giao nhiệm vụ giám sát phải kịp thời thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời (06 nhóm hành vi).

(4) Quy định theo hướng hạn chế hơn, chặt chẽ hơn việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi (Điều 419):

- Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi phải theo nguyên tắc chỉ áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết và khi việc áp dụng các biện pháp giám sát, biện pháp ngăn chặn không hiệu quả.

- Thời hạn tạm giam được rút ngắn và chỉ bằng 2/3 thời hạn tạm giam đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Bổ sung quy định về căn cứ, điều kiện việc áp dụng các biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam đối với 2 nhóm chủ thể là người dưới 18 tuổi và việc áp dụng cũng chỉ mang tính tùy nghi (có thể), đó là:

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và các căn cứ tạm giam quy định tại các điều tương ứng (các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của BLTTHS). Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 7 tội danh và 2 loại tội phạm (rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) quy định tại 22 điều luật cụ thể. So quy định của BLTTHS năm 2003, thì phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi xét theo loại tội đã được thu hẹp; điều này kéo theo việc áp dụng các biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam đối với họ cần có nhiều căn cứ hơn, đó là chỉ khi họ phạm các tội và có một trong các căn cứ theo luật định thì có thể bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn nêu trên.

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và các căn cứ tạm giam quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của BLTTHS. Nếu họ bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì cũng có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong trường hợp tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã (như áp dụng như đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng trong trường hợp tiếp tục phạm tội, bỏ trốn hoặc bị bắt theo quyết định truy nã)

+ Bổ sung quy định trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết.

(5) Quy định chặt chẽ hơn về thủ tục lấy lời khai, hỏi cung, đối chất đối với người dưới 18 tuổi (về địa điểm, thời gian, số lần, thời lượng, điều kiện tiến hành đối chất) (Điều 421). Kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003, pháp điển hóa các văn bản hướng dẫn thi hành, BLTTHS năm 2015 quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về thủ tục lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất là người dưới 18 tuổi; sửa đổi, bổ sung theo hướng tối thiểu hóa việc lấy lời khai, hỏi cung và đối chất đối với người dưới 18 tuổi, nhằm bảo đảm các hoạt động tố tụng được thực hiện phù hợp tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi, bảo đảm các quyền và lợi ích tốt nhất đối với họ, phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, cụ thể:

+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

+ Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.

+ Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.

+ Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.

+ Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp. Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ các trường hợp: Phạm tội có tổ chức; Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn; Ngăn chặn người khác phạm tội; Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án; hoặc Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

+ Chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.

(6) Quy định rõ hơn về quyền bào chữa và cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi (Điều 422)

- BLTTHS năm 2015 khẳng định rõ hơn quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi, theo đó: “Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”, thay vì quy định tùy nghi “có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa…” như BLTTHS năm 2003 (khoản 1, Điều 305).

- Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của BLTTHS.

(7) Sửa đổi, bổ sung thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi (Điều 423). BLTTHS năm 2015 quy định nhiều nội dung mới về thủ tục xét xử theo hướng cụ thể hóa, bảo đảm phù hợp với người dưới 18 tuổi và thống nhất với quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014, đó là:

- Mở rộng đối tượng tiến hành tố tụng với tư cách là Hội thẩm, theo đó: Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc là người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.

- Quy định cụ thể trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín; bổ sung những người bắt buộc phải có mặt tham gia phiên tòa để trợ giúp tốt nhất cho bị cáo là người dưới 18 tuổi, bao gồm: người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

- Quy định rõ việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa phải được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ; phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực quốc tế đặt ra. Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.

- Bổ sung quy định giao cho Chánh án TAND tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi của Tòa gia đình và người chưa thành niên, bảo đảm phù hợp với Luật tổ chức TAND năm 2014.

(7) Bổ sung quy định mới về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự, là một trong những nội dung đổi mới quan trọng của BLTTHS 2015, thể hiện cách tiếp cận mới về đường lối xử lý đối với người dưới 18 tuổi (Bộ luật hình sự năm 1999 và BLTTHS năm 2003 không quy định).

- Lý do quy định: xuất phát từ mục đích, yêu cầu giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời bảo đảm phù hợp bảo đảm phù hợp với Bộ luật hình sự năm 2015 và luật pháp quốc tế, hạn chế tối đa việc xử lý hình sự, việc áp dụng hình phạt không cần thiết và tăng cường vai trò của gia đình và cộng đồng xã hội.

- Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người phạm tội dưới 18 tuổi có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a,b,c khoản 1, Điều 91 Bộ luật hình sự; về điều kiện, tính chất áp dụng chế định này đối với họ, Bộ luật hình sự quy định chỉ miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại phường xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này; điều kiện, thời hạn, đối tượng áp dụng và nghĩa vụ của đối tượng bị áp dụng được quy định tại các điều từ 92 - 95 Bộ luật hình sự.

- Trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự, BLTTHS năm 2015 bổ sung các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, theo đó: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thẩm quyền áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bao gồm: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 426).

- Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách (Điều 427): Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết và phải giao ngay quyết định này cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ. 

- Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng (Điều 428)

+ Khi xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Quyết định này phải được giao cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.

+ Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và phải lập biên bản hòa giải. Ngay sau khi kết thúc hòa giải, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải đọc lại biên bản cho những người tham gia hòa giải nghe. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã lập biên bản phải ghi những sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản và ký xác nhận. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản hòa giải được giao ngay cho những người tham gia hòa giải.

- Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 429)

+ Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.

+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao quyết định cho người bị áp dụng biện pháp này, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú.

- Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 423 và Điều 430)

+ Để bảo đảm thống nhất với quy định của Bộ luật hình sự, BLTTHS năm 2015 quy định trong trường hợp nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối bị cáo, thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Khác với biện pháp giám sát, giáo dục khác đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng chỉ áp dụng trong trường hợp xét thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với họ và thẩm quyền quyết định thuộc về Hội đồng xét xử.

+ Quyết định này phải được giao ngay cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và trường giáo dưỡng nơi giáo dục họ để thực hiện.

3. Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Chương XXIX)

3.1. Mục đích, yêu cầu và lý do quy định

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một chế định mới, mang tính đột phá của Bộ luật hình sự năm 2015, thể hiện cách tiếp cận mới, tiến bộ về chính sách hình sự của Việt Nam, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn đấu tranh, xử lý những vi phạm pháp luật của pháp nhân thời gian qua, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, tạo lập thể chế đủ mạnh để bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người bị thiệt hại do vi phạm của pháp nhân gây ra, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

3.2. Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

- Các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân được quy định tập trung tại Chương XI của Bộ luật hình sự, gồm 16 điều (các điều 74-89) và trong một số điều khoản khác của Bộ luật hình sự.

- Điều 2 của Bộ luật hình sự khẳng định chỉ pháp nhân thương mại mới phải chịu trách nhiệm hình sự và cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về 31 tội danh được liệt kê cụ thể tại Điều 76 của Bộ luật hình sự. Về điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, bao gồm: (1) hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân; (2) hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân; (3) hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân; (4) chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 75).

- Hệ thống chế tài áp dụng đối với pháp nhân gồm 03 hình phạt chính, 03 hình phạt bổ sung và 05 biện pháp tư pháp, cụ thể: (1) Các hình phạt chính gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; (2) Các hình phạt bổ sung gồm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; (3) Các biện pháp tư pháp gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra (Điều 33, Điều 46 Bộ luật hình sự). Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn có một số quy định về vấn đề quyết định hình phạt, miễn hình phạt, xóa án tích đối với pháp nhân.

3.3. Trình tự, thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

BLTTHS năm 2015 bổ sung 1 chương mới gồm 16 điều (từ Điều 431 - 446) quy định các vấn đề về trình tự, thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, bao gồm: (1) Thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can; (2) Những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội; (3) Các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; (4) Người đại diện của pháp nhân tham gia tố tụng; quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ; (5) Thủ tục triệu tập, lấy lời khai người đại diện của pháp nhân; (6) Thủ tục tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo; (7) Thẩm quyền và thủ tục xét xử đối với pháp nhân; (8) Thẩm quyền, thủ tục thi hành án đối với pháp nhân; (9) Thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân. Ngoài những quy định này, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các quy định khác của BLTTHS không trái với quy định tại Chương này để xử lý vụ án pháp nhân phạm tội.

3.3.1. Thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với pháp nhân (Điều 432 và Điều 433)

Nhìn chung,  căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với pháp nhân được thực hiện theo quy định chung, tức là vẫn áp dụng quy định tại các điều 143, 153, 154, 156, 179 và 180 BLTTHS năm 2015. 

3.3.2. Những vấn đề cần chứng minh khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (Điều 441)

Điều 441 quy định 05 vấn đề cần phải được chứng minh khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân bị buộc tội: (1) có hành vi phạm tội xảy ra hay không; thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự; (2) lỗi của pháp nhân và của cá nhân là thành viên của pháp nhân đó; (3) tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra; (4) những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt; (5) nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

3.3.3. Người đại diện của pháp nhân tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của họ (Điều 434 và Điều 435)

- Điều 434 quy định chỉ có người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự mới có đủ tư cách để đại diện cho pháp nhân đó tham gia các hoạt động tố tụng. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đó không thể tham gia tố tụng được thì phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng và phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (tham khảo thêm quy định tại các điều từ 85 – 89 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân).

+ Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về thông tin cá nhân của mình (họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ); nếu có sự thay đổi những thông tin này thì phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

+ Trong trường hợp tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng.

- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự có 14 nhóm quyền tố tụng, trong đó có những quyền được cung cấp thông tin (được thông báo, giải thích; được biết lý do pháp nhân bị khởi tố; được nhận các quyết định…); những quyền tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án (được đọc, ghi chép bản sao, tài liệu trong hồ sơ; xem biên bản phiên tòa...); những quyền được tham gia vào quá trình tố tụng (đưa ra chứng cứ, tài liệu; trình bày lời khai; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tự mình hoặc nhờ người khác bào chữa; tham gia phiên tòa; kháng cáo, khiếu nại) (khoản 1 Điều 435). Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia tố tụng là: (1) có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; (2) chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3.3.4. Thủ tục triệu tập, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 440 và Điều 442)

- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải gửi giấy triệu tập cho chính người được triệu tập hoặc pháp nhân nơi người đó làm việc hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc làm việc của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

- Khi nhận giấy triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của người đại diện cho cơ quan đã triệu tập; nếu người đại diện không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập; nếu người đại diện vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho người đại diện.

- Việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải do Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại trụ sở của pháp nhân. Việc lấy lời khai tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Trường hợp lấy lời khai tại các địa điểm khác thì chỉ ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi có yêu cầu của người đại diện, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm lấy lời khai. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc lấy lời khai. Việc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải tuân theo những quy định như sau: (1) Trước khi tiến hành lấy lời khai lần đầu, Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải giải thích cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết rõ quyền và nghĩa vụ của họ và phải ghi vào biên bản; (2) Có thể cho người đó tự viết lời khai của mình; (3) Không được lấy lời khai vào ban đêm; (4) Kiểm sát viên lấy lời khai trong những trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân không thừa nhận hành vi phạm tội của pháp nhân, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết; (5) Biên bản lấy lời khai phải được lập theo quy định chung.

3.3.5. Các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân (các điều 437-439)

BLTTHS quy định 04 biện pháp cưỡng chế đới với pháp nhân, với những căn cứ, điều kiện áp dụng chặt chẽ và thời hạn áp dụng không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, cụ thể:

(1) Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân (Điều 437)

- Đối tượng, điều kiện áp dụng: Biện pháp này được áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại; chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại;

- Trách nhiệm quản lý tài sản bị kê biên: Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật (có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 385 Bộ luật hình sự về tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tài khoản);

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng: theo quy định tại Điều 128 BLTTHS và phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; đại diện chính quyền cơ sở nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên và người chứng kiến. 

(2) Phong tỏa tài khoản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân (Điều 438)

- Đối tượng, điều kiện và phạm vi về chủ thể bị áp dụng: Biện pháp này được áp dụng pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước; áp dụng không chỉ đối với pháp nhân phạm tội, mà còn đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại;

- Trách nhiệm quản lý tài khoản bị phong tỏa: Cơ quan phong tỏa tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho đại diện tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoản của cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục: Theo quy định tại Điều 129 BLTTHS.

(3) Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân (Điều 439)

- Căn cứ áp dụng: Khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của pháp nhân gây thiệt hại hoặc khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi trường hoặc trật tự, an toàn xã hội;

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng: Cấp trưởng, cấp phó của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp và Hội đồng xét xử; quyết định của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

- Thời hạn áp dụng: không quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử; thời hạn tạm đình chỉ đối với pháp nhân bị kết án kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm pháp nhân chấp hành án.   

(4) Buộc nộp 1 khoản tiền để bảo đảm thi hành án (Điều 439)

- Đối tượng, điều kiện áp dụng: Biện pháp này được áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại; chỉ buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại;

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục: tương tự biện pháp tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân; BLTTHS quy định giao cho Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp.

3.3.6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân (Điều 443)

- Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra trong các trường hợp đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra (việc giám định, định giá, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả);

- Quy định 05 trường hợp các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân, gồm: (1) không có sự việc phạm tội; (2) hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm; (3) hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; (4) hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm; (5) hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

3.3.7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xét xử đối với pháp nhân (Điều 444)

- Thẩm quyền xét xử đối với pháp nhân được thực hiện theo lãnh thổ, nghĩa là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện tội phạm; trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm;

- Về cơ bản, trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân tương tự như đối với cá nhân; lưu ý là phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, bị hại hoặc người đại diện của bị hại.  

3.3.8. Thẩm quyền, thủ tục thi hành án đối với pháp nhân (Điều 445)

- Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định hình phạt tiền đối với pháp nhân do cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo quy định của Luật thi hành án dân sự;

- Các hình phạt khác gồm: (1) đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; (2) cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; (3) cấm huy động vốn và các biện pháp tư pháp chỉ quy định nguyên tắc chung là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành các hình phạt khác và các biện pháp tư pháp quy định tại Bộ luật hình sự đối với pháp nhân theo quy định của pháp luật” (sẽ được quy định cụ thể trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án hình sự);

- Quy định rõ trường hợp pháp nhân bị kết án thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân kế thừa các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân bị kết án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án phạt tiền, bồi thường thiệt hại.

3.3.9. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân (Điều 446)

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân được đương nhiên xóa án tích, nếu xét thấy có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 89 Bộ luật hình sự, thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích.

4. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Chương XXX)

Chương XXX gồm 8 điều, từ Điều 447 đến Điều 454, về cơ bản, không có sửa đổi, bổ sung lớn về thủ tục này, ngoại trừ một số vấn đề sau: (1) Sửa đổi theo hướng quy định rõ nội dung trưng cầu giám định theo thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là giám định pháp y tâm thần (từ Điều 447 đến Điều 454); (2) Bổ sung quy định cụ thể về thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra (Điều 449); (3) Quy định việc giải quyết khiếu nại quyết định của Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện theo các quy định về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Chương XXXIII), thay vì phải đưa ra xét xử sơ thẩm ở Tòa án cùng cấp như quy định của BLTTHS năm 2003 (Điều 453).  

5. Thủ tục rút gọn (Chương XXXI)

5.1. Phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn (Điều 455 và Điều 456)

- Điều 455 quy định theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn  trong cả thủ tục xét xử phúc thẩm, thay vì chỉ có ở giai đoạn sơ thẩm như quy định của BLTTHS năm 2003. 

- Điểm a khoản 1 Điều 456 quy định bổ sung trường hợp người thực hiện phạm tội tự thú ngoài trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang như quy định hiện hành, theo đó, khi thuộc 1 trong 2 trường hợp vừa nêu, đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 456 (sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng), thì cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm.

- Khoản 2 Điều 456 quy định điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện, đó là: a) vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo hưởng án treo; b) vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo hưởng án treo. Như vậy, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm phải có 05 điều kiện để áp dụng thủ tục thủ tục rút gọn, nhiều hơn 1 điều kiện so với giai đoạn xét xử sơ thẩm, đó là điều kiện về kháng cáo, kháng nghị.

  - Khoản 1 Điều 457 quy định việc áp dụng thủ tục rút gọn là bắt buộc thay vì tùy nghi như quy định của BLTHS năm 2003, theo đó các cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn khi vụ án có đầy đủ các điều kiện theo luật định.

5.2. Thẩm quyền quyết định, thời điểm áp dụng và hiệu lực của quyết định áp dụng thủ tục rút gọn (Điều 457)

- Mở rộng thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng thay vì chỉ có Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định trong giai đoạn điều tra, truy tố như quy định của BLTTHS năm 2003, nhằm tăng cường tính chủ động và đề cao trách nhiệm của 3 cơ quan tiến hành tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng tương ứng.

- Sửa đổi thời điểm áp dụng thủ tục rút gọn là sau 24h kể từ khi vụ án có đủ điều kiện thay vì sau khi khởi tố vụ án như quy định của BLTTHS năm 2003, nhằm bảo đảm phù hợp với quy định mới về thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục này, theo đó: vào bất kỳ thời điểm nào trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, khi vụ án xuất hiện đầy đủ điều kiện thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm áp dụng ngay thủ tục này để giải quyết nhanh vụ án.

- Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được ban hành một lần và có hiệu lực kể từ khi ban hành cho đến giai đoạn xét xử phúc thẩm, trừ trường hợp bị hủy bỏ theo quy định tại Điều 458 BLTTHS; trong thời hạn 24 giờ sau khi ban hành Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, cơ quan đã ban hành phải gửi ngay quyết định cho Viện kiểm sát, bị can, bị cáo, người bào chữa, người đại diện hợp pháp.

- Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát tính có căn cứ và hợp pháp của các quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra và Tòa án. Nếu xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra không có căn cứ thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định của Cơ quan điều tra; nếu xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Tòa án không có căn cứ thì Viện kiểm sát kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định và Chánh án phải xem xét trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kiến nghị.

5.3. Bổ sung quy định về việc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn (Điều 458)

- Về căn cứ: khi vụ án không còn một trong các điều kiện quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 456 hoặc vụ án đã được đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc hồ sơ vụ án phải trả lại để điều tra bổ sung.

- Về thẩm quyền: tùy theo giai đoạn tố tụng, cơ quan có thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn sẽ ra quyết định hủy bỏ khi có các căn cứ nêu trên. Ngoài ra, Viện kiểm sát có thẩm quyền hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 457.

- Về hệ quả pháp lý: Sau khi hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn và trình tự giải quyết được thực hiện theo thủ tục chung, tuy nhiên thời hạn tố tụng của vụ án được tính tiếp theo thủ tục chung kể từ khi có quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.

5.4. Về thời hạn tố tụng (các điều 459-464)

BLTTHS năm 2015 sửa đổi các quy định về các thời hạn tố tụng theo thủ tục rút gọn theo hướng tăng thời hạn điều tra, thời hạn truy tố, thời hạn xét xử và thời hạn tạm giam tương ứng, để bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ thời gian để giải quyết vụ án, khuyến khích các cơ quan tiến hành tố tụng tích cực áp dụng thủ tục này, cụ thể:

- Tổng thời gian điều tra, truy tố và chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 35 ngày, tăng 12 ngày so với quy định hiện hành, nhằm bảo đảm việc giải quyết khách quan, chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật;

- Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày; thời hạn điều tra và tạm giam để điều tra không quá 20 ngày (tăng 08 ngày); thời hạn truy tố và tạm giam để truy tố không quá 05 ngày (tăng 01 ngày); thời hạn xét xử sơ thẩm và tạm giam để xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày (tăng 3 ngày); thời hạn xét xử phúc thẩm và tạm giam để xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày (quy định mới); thời hạn giao, gửi quyết định truy tố và chuyển hồ sơ cho Tòa án là 24h.

5.5. Hoạt động điều tra, truy tố theo thủ tục rút gọn (Điều 460 và Điều 461)

- Điều 460 quy định bổ sung quyết định đề nghị truy tố phải có các nội dung là: nêu tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.

- Điều 461 quy định bổ sung cho Viện kiểm sát có thẩm quyền không truy tố bị can và ra quyết định đình chỉ vụ án. Quy định rõ nội dung Quyết định truy tố bao gồm: tóm tắt hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; đặc điểm nhân thân của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nêu rõ lý do và căn cứ truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên và chữ ký của người ra quyết định.

5.6. Hoạt động xét xử theo thủ tục rút gọn (các điều 462-465)

- Điểm sửa đổi, bổ sung căn bản nhất là BLTTHS năm 2015 quy định phiên tòa xét xử sơ thẩm, phiên tòa xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn đều do 01 Thẩm phán tiến hành, không có sự tham gia của Hội thẩm và không có phần nghị án;

- Khi ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải gửi Quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.

- Sau phần thủ tục bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm, Kiểm sát viên công bố Quyết định truy tố còn các hoạt động khác được thực hiện theo thủ tục chung.

- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát, thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát là 05 ngày và Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong 02 quyết định: đưa vụ án ra xét xử hoặc đình chỉ xét xử. Nếu quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải mở phiên tòa xét xử vụ án. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; giao cho bị cáo hoặc người đại diện bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.

6. Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự (Chương XXXII)

6.1. Quy định 13 nhóm hành vi bị xử lý (Điều 466 và Điều 467)

(1) Làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án;

(2) Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;

(3) Từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật;

(4) Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;

(5) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;

(6) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối;

(7) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, định giá kết luận sai với sự thật khách quan;

(8) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;

(9) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng;

(10) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

(11) Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng;

(12) Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

(13) Vi phạm nội quy phiên tòa (Điều 467).

6.2. Hình thức xử lý (Điều 466)

 Tùy theo tính chất, mức độ, có thể bị: áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

6.3. Hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý (Điều 468)

Hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng được quy định dẫn chiếu đến Luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác có liên quan (Điều 468).

7. Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Chương XXXIII)

7.1. Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng phù hợp với các đạo luật tổ chức của các cơ quan tư pháp, trong đó có VKSND cấp cao, TAND cấp cao (từ Điều 474 đến Điều 477).

7.2. Cá thể hóa thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo của người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng thay vì quy định thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng như BLTTHS năm 2003.

7.3. Quy định cụ thể, đầy đủ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo, như: trực tiếp kiểm sát; ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm trong giải quyết khiếu nại tố cáo (Điều 483)

7.4. Bảo đảm tốt hơn quyền của người khiếu nại, bổ sung quyền được thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người đại diện thực hiện quyền khiếu nại (Điều 472)

7.5. Rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo từ 60 ngày xuống 30 ngày (vụ việc phức tạp từ 90 ngày xuống 60 ngày); bổ sung thời hạn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết (các điều 474-477, và 481).

8. Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác (Chương XXXIV)

- BLTTHS năm 2015 bổ sung một chương mới quy định về: (1) Trách nhiệm bảo vệ; (2) Những người được bảo vệ; (3) Các biện pháp bảo vệ; (4) Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ; (5) Yêu cầu, đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ; (6) Chấm dứt việc bảo vệ; (7) Hồ sơ bảo vệ.

- Các biện pháp bảo vệ được quy định bao gồm: (1) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ; (2) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ; (3) Giữ bí mật và yêu cầu những người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ; (4) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ; (5) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật; (6) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Phần thứ tám: Hợp tác quốc tế

1. Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định chung về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (các điều 491-493)

- Quy định theo hướng mở rộng phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ Việt Nam so với quy định của BLTTHS năm 2003, bao gồm: (1) tương trợ tư pháp về hình sự; (2) dẫn độ; (3) tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; (4) các hoạt động hợp tác quốc tế khác.

- Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của BLTTHS, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

- Bộ Công an là cơ quan trung ương của Việt Nam trong hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; VKSND tối cao là cơ quan trung ương của Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và những hoạt động hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật.

2. Bổ sung quy định về giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Điều 494)

Nhằm khắc phục sự khác nhau trong nhận thức và đánh giá tài liệu, đồ vật thu thập được thông qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định mới về giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, theo đó: tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập theo ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tài liệu, đồ vật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi đến Việt Nam để ủy thác truy cứu trách nhiệm hình sự có thể được coi là chứng cứ; trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 thì có thể được coi là vật chứng.

3. Bổ sung quy định về sự có mặt của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng của Việt Nam ở nước ngoài và ngược lại (các điều 49, 495 và 496)

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn giải quyết một số vụ án có yếu tố nước ngoài, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định mang tính nguyên tắc việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam; về sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam ở nước ngoài và ngược lại để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự.

4. Bổ sung các quy định về xử lý trường hợp từ chối dẫn độ công dân Việt Nam (các điều 498-501)

Nhằm đáp ứng yêu cầu của luật pháp quốc tế, đồng thời thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực trong hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định về hoạt động tố tụng trong trường hợp từ chối dẫn độ công dân Việt Nam, theo đó: theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ; đồng thời, quy định cụ thể thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục cụ thể của các hoạt động tố tụng này.

5. Bổ sung quy định về các biện pháp ngăn chặn và thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ (các điều 502-506)

BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể về các biện pháp ngăn chặn và căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ, theo đó có 05 biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng, gồm: bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh.

6. Bổ sung quy định về xử lý tài sản do phạm tội mà có trong các vụ án có yếu tố nước ngoài (Điều 507)

BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định về xử lý tài sản do phạm tội mà có, theo đó: cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; việc truy tìm, tạm giữ, phong tỏa, kê biên, tịch thu tài sản do phạm tội mà có áp dụng theo quy định pháp luật Việt Nam và việc trả lại, phân chia tài sản do phạm tội mà có thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể.

7. Bổ sung quy định về phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 508)

Hợp tác quốc tế trong việc phối hợp điều tra, áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt là yêu cầu khá phổ biến trong hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định về phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, theo đó khẳng định: cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Việc hợp tác phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan; các hoạt động phối hợp điều tra thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

V. MỘT SỐ LƯU Ý

1. BLTTHS năm 2015 có nội dung sửa đổi, bổ sung rất lớn (176 điều mới, 317 điều sửa đổi, 26 điều bị bãi bỏ, 17 điều giữ nguyên). Do đó, đề nghị VKS hai cấp tiếp tục tổ chức nghiên cứu, học tập kỹ lưỡng nhằm bảo đảm các quy định của BLTTHS năm 2015 được áp dụng đầy đủ, đúng đắn từ ngày 01/01/2018.

2. Đối với những vụ án đang được thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền của BLTTHS năm 2003 nhưng đến ngày 01/01/2018 chưa kết thúc thì thẩm quyền giải quyết tiếp tục được áp dụng theo BLTTHS năm 2003 cho đến khi kết thúc vụ án, còn các vấn đề khác được thực hiện theo quy định của BLTTHS năm 2015.

3. Đối với hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; hoạt động điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn mà đến ngày 01/01/2018 chưa kết thúc thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, thời hạn điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn được tính theo thời hạn của BLTTHS năm 2015.

4. Đối với những bị can, bị cáo đang bị tạm giam theo quy định của BLTTHS năm 2003 nhưng đến ngày 01/01/2018 không được tạm giam theo quy định của BLTTHS năm 2015 hoặc thời hạn tạm giam vượt quá thời hạn theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì biện pháp tạm giam đang áp dụng phải bị hủy bỏ hoặc thay bằng biện pháp ngăn chặn khác. Do đó, đề nghị các Phòng thuộc VKSND tỉnh, Viện kiểm sát cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra cùng cấp rà soát những trường hợp đang bị tạm giam, đối chiếu với những thay đổi của BLTTHS năm 2015 để khẩn trương hoàn thành việc điều tra, tuyệt đối không để xảy ra việc quá thời hạn tạm giam; tính toán kỹ thời điểm ban hành Cáo trạng, thời điểm hoàn thành việc giao Cáo trạng cho bị can để phù hợp với điều chỉnh về thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố./.

Nguồn tin: VPLSS1NA


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ 1 NGHỆ AN

Địa chỉ: Số nhà 44, đường Ngư Hải, phường Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; Chi nhánh tại T.P. Hồ Chí Minh: số 10 Lê Bình, P4, Q.Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: 0238 386 3939 - 091 234 1585

Email: luatsuso1nghean@gmail.com; anthanhvinh@gmail.com

Trưởng văn phòng: Luật sư Nguyễn Quang Hảo

top

Online: 6

Lượt truy cập: 381805