Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng và vấn đề liên quan
Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng và vấn đề liên quan
Nội dung vấn đề: Năm 1991 bà nội tôi chia cho bố tôi nhà trên, chú tôi nhà dưới (chia bằng miệng). chú tôi không ở bán lại cho bố tôi (có giấy viết tay). Nay bà nội già không còn minh mẫn nữa chú tôi cùng hai cô ép bà làm đơn khởi kiện bố tôi đòi lại một nửa (300m2) và yêu cầu tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( 300m2).Sau khi được cho, mua lại của chú .Năm 1992 bố tôi đã làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (600m2). từ Năm 1991 đến nay chỉ có một mình bố tôi ở.
Yêu cầu tư vấn: Bố tôi đi kê khai làm giấy chứng nhận quyền sử dựng đất như vậy là có đúng không. Bà tôi không còn minh mẫn nhưng bị chú và hai cô ép vậy tôi phải làm sao ?
Nội dung tư vấn: Cảm ơn anh, chị đã gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An. Đối với vấn đề này chúng tôi tư vấn như sau:
Về vấn đề chia di chúc bằng miệng của bà nội: Chúng tôi đã có những bài viết về vấn đề hiệu lực của di chúc miệng, chị có thể tham khảo tại đây:
- Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng
Di chúc miệng có hiệu lực với một số điều kiện nhất định như trong tình huống cấp bách. Di chúc miệng mà bà bạn để lại chưa thỏa mãn về tính hợp pháp của di chúc miệng nên việc chia tài sản cho bố của chị và chú của chị như vậy là không có hiệu lực pháp luật.
Vì việc phân chia tài sản không có hiệu lực pháp luật nên việc bố bạn đi kê khai làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như vậy là không đúng.
Về năng lực của chủ thể khi tham gia vào tố tụng dân sự:
“Điều 57. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự
1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
5. Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
6. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Toà án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
7. Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng.”
Còn đối với việc đơn khởi kiện, như bạn nói thì bà nội bạn không minh mẫn nữa, theo pháp luật qui định thì người tham gia tố tụng phải có khả năng thực hiện quền, nghĩa vụ của mình hoặc ủy quyền cho người đại diện. Trong quá trình thụ lý đơn khởi kiện, nếu như tòa án phát hiện ra đơn khởi kiện này mà người viết trong tình trạng không điều khiển được hành vi của mình thì tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.
Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng và vấn đề liên quan. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Số điện thoại 091.234.1585 Luật sư Hảo để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng!