THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO?
THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO?
Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Sau khi chuyển quyền sở hữu giấy chứng nhận nhãn hiệu thì chủ sở hữu sẽ chấm dứt toàn bộ quyền lợi của mình đối với nhãn hiệu đó.
Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An được ghi nhận là một đại diện sở hữu công nghiệp, chúng tôi có thể thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu và ghi nhận việc chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những tài liệu sau:
– Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng (Theo mẫu 01-HĐCN ban hành kèm theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN)
– Giấy ủy quyền (Theo mẫu của Công ty Luật Hoàng Phi soạn thảo)
– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
– Bản gốc giấy chứng nhận nhãn hiệu.
Nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại đâu?
Hồ sơ đăng ký ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Thời gian thực hiện: Thời gian chuyển nhượng theo quy định của pháp luật là 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế do số lượng hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhiều nên thời gian thông thường kéo dài từ 03-04 tháng.
Dịch vụ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu của Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An
Văn phòng luật sư số 1 là một đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy phép là Tổ chức đại diện đăng ký sở hữu công nghiệp. Khi tiến hành thực hiện công việc đại diện, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng những vấn đề sau đây:
– Tư vấn về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu
– Tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng về việc chuẩn bị, cung cấp các hồ sơ pháp lý phục vụ cho việc chuyển nhượng
– Tư vấn cho khách hàng về hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
– Soạn thảo hồ sơ cần thiết cho khách hàng
– Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
– Trao đổi với chuyên viên về hồ sơ và cập nhật tình hình xử lý hồ sơ tới khách hàng
– Nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được Cục sở hữu trí tuệ ghi nhận nội dung chuyển nhượng
– Thông báo và gửi lại cho khách hàng giấy chứng nhận
– Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi hoàn thành công việc
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?
Bản chất của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là loại hợp đồng dân sự, chính vì vậy nó có dấu hiệu đặc trưng là “sự thỏa thuận” của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, một thỏa thuận không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự. Sự thỏa thuận phải được thể hiện bằng văn bản làm rõ được mục đích của hợp đồng đó là chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của chủ sở hữu nhãn hiệu trong việc chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu của mình với nhãn hiệu đó cho chủ thể khác
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là tài liệu quan trọng nhất trong hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu, Văn phòng luật sư số 1 sẽ cung cấp mẫu hợp đồng để khách hàng sử dụng và tham khảo.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
Số: ……………………/HĐCNNH
- Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Căn cứ nhu cầu và điều kiện của các bên
Hôm nay, ngày ………. tháng ……… năm …… Tại ………………………………. Chúng tôi gồm:
Bên chuyển nhượng (Bên A):
– Họ và tên/Tên tổ chức: ………………………………………………………………..
– Trụ sở chính: ……………….………………………………………………………….
– Điện thoại: …………………………………………………………………………….
– Mã số thuế: ……………………………………………………………………………
– Tài khoản số: ………………………………………………………………………….
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ….…………………………………………
– Đại diện là: …………………………………………………………………………….
– Chức vụ: ..…………………………………………………………………………….
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………………………………………………
(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
– Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………………………………………….
– Trụ sở chính: ……………………….………………………………………………..
– Điện thoại……….……………………………………………………………………
– Mã số thuế: ………..…………………………………………………………………..
– Tài khoản số: …………………………………….……………………………………..
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:……………………………….…………….
– Đại diện là: ………………………..…………………………………………………..
– Chức vụ: …………………………..…………………………………………………..
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………………………..…………………….
Điều 1: Căn cứ chuyển nhượng (1)
Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp tại Việt Nam nhãn hiệu đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng dưới đây:
TT |
Tên đối tượng |
Số GCN |
Ngày cấp |
Nhóm sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
Bên chuyển nhượng chuyển nhượng cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận tương ứng.
Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng
1.1. Bên chuyển nhượng cam kết mình là chủ hợp pháp nhãn hiệu nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu và quyền khác liên quan đến các nhãn hiệu nêu trên cho Bên nhận chuyển nhượng.
1.2. Bên nhận chuyển nhượng cam kết đồng ý tiếp nhận toàn bộ các quyền trên từ Bên chuyển nhượng.
Điều 3: Phí chuyển nhượng
Bên chuyển nhượng đồng ý cấp cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào (miễn phí).
(hoặc là khoản phí cụ thể là ……………………………………………………)
Phương thức thanh toán: ……………………………………………..……………….
Địa điểm thanh toán:………………………………………………….………………..
Thời hạn thanh toán: …………………………………………………..……………….
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các Bên
4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:
– Cam kết mình là chủ hợp pháp nhãn hiệu chuyển nhượng và các nhãn hiệu này vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.
– Thực hiện các biện pháp và xét thấy là cần thiết để chống lại các hành vi xâm phậm của bên thứ ba gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng này.
– Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
– Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:
– Tiếp nhận các quyền nêu trên liên quan đến các nhãn hiệu chuyển giao để trở thành chủ hợp pháp của các nhãn hiệu chuyển giao.
– Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
– Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
Điều 5: Điều khoản sửa đổi, huỷ bỏ hiệu lực của hợp đồng
4.1. Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được người đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
4.2 Hợp đồng này có thể bị chấm dứt trong các trường hơp sau:
– Các Văn bằng bảo hộ chuyển nhượng bị chấm dứt hiệu lực bởi bất kỳ lý do gì.
– Trường hợp bất khả kháng như thiên tai, khủng bố, chiến tranh.
Điều 6: Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có thời hạn từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận.
Điều 7: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng này được điều chỉnh, giải thích và áp dụng theo luật Việt Nam. Nếu có bất đồng giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này thì được hai bên giải quyết thông qua hoà giải thương lượng. Nếu việc hoà giải nói trên không thực hiện được thì hai bên có thể yêu cầu Toà án các cấp xét xử. (hoặc trọng tài thương mại)
Điều 8: Thẩm quyền ký kết
Với sự chứng kiến của mình các bên cùng thống nhất các nội dung trên và đã ký kết hợp đồng này bởi người đại diện hợp pháp của mình.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản còn 02 bản được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Các bản hợp đồng có hiệu lực như nhau.
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG
Ghi chú:
(1) Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng Nhãn hiệu:
– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Khi có nhu cầu tư vấn chuyển nhượng nhãn hiệu khách hàng vui lòng liên hệ với Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An theo thông tin sau:
Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Phố Đỏ USS, Số 9 Đại Lộ Lênin, Vinh, Nghệ An
SĐT: 091.234.1585